doanh nhân Việt vẫn không nhận ra giá trị mềm của công ty họ. Khi
họ chào bán hay mời mọc, họ vẫn khoe nhiều về nhà máy hoành
tráng, diện tích đất bao quanh lớn, văn phòng tráng lệ ngay tại trung
tâm thành phố và chiếc xe Rolls Royce họ đang lái…
Tôi có đến thăm tập đoàn Foxconn ở Thâm Quyến hai năm về
trước. Nhà máy hiện đại với hơn 30 ngàn nhân công, hệ thống dây
chuyền sản xuất và các phòng “sạch” (clean room) rộng lớn, rất
ấn tượng. Sản phẩm chính họ gia công là Iphone, Ipad, Ipod cho
Apple. Trong khi Apple làm chủ bản quyền trí tuệ và thương hiệu
nên kiếm lời khoảng 140 đô la mỗi đơn vị Iphone, lợi nhuận của
Foxconn khoảng 7 đô la một sản phẩm.
Hãng Nike có thương vụ lớn nhất toàn cầu về giày dép và trang
phục thể thao. Họ không sở hữu bất kỳ nhà máy nào trên thế giới.
Tài sản quý giá nhất là thương hiệu đã xây dựng suốt 50 năm qua
cùng với những trung tâm thiết kế và các phòng thí nghiệm hiện
đại nhất về công nghệ và sản phẩm. Những công ty có thị giá cao
nhất trên thế giới đều là những công ty mà giá trị mềm vượt trội:
Google, Microsoft, Facebook, Pfizer, Oracle, IBM… Không một công
ty bất động sản nào nằm trong Top 100 (100 công ty hàng đầu).
Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh
tranh của nền kinh tế tương lai.
Nhìn lại Việt Nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài
sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong
chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu? Hãy kiểm điểm.
Tài sản con người