KHÔNG CÓ BỮA ĂN NÀO MIỄN PHÍ - Trang 137

thoải mái vào BĐS và các sản phẩm phái sinh. Khi bong bong nổ, họ
là nạn nhân đầu tiên và sau cùng.

Các ngân hàng Việt Nam cũng hành xử tương tự. Ngoài các món

nợ cho những doanh nghiệp nhà nước có chính phủ âm thầm bảo
lãnh, phần lớn các món nợ đều phải có sổ đỏ, sổ hồng của BĐS cho
tiện lợi mọi bề. Nền kinh tế thị trường to lớn của Mỹ có thể hấp
thụ cơn bão do BĐS đem lại; nhưng chính phủ Mỹ cũng mất gần 2
ngàn tỷ đô la (khoảng 14% GDP) để cứu nguy (QE 1, QE 2 và Twist).
Một vài chuyên gia ước tính là nền kinh tế Việt sẽ phải chi ra hơn
70 tỷ đô la (65% GDP) trong hai năm tới để có tác dụng tương tự.
Cách duy nhất để kiếm số tiền này là huy động tiền nhàn rỗi
trong dân, qua vàng và ngoại tệ, để không bị lạm phát phi mã.

Một bài toán khá khó khăn cho các nhà lãnh đạo kinh tế.

Mọi con đường đều dẫn đến La Mã

Nhưng dù khó khăn đến đâu, tôi vẫn tin rằng chính phủ và

người dân sẽ phải trực diện vấn đề bong bóng BĐS hiện nay của
nền kinh tế. Dường như có hai khuynh hướng để giải quyết: một là
tìm cách kéo dài các trì trệ cho nó xì hơi từ từ; hai là bơm tiền vào
cứu nó (và các thành phần lợi ích đang bao quanh). Giải pháp thứ ba
của tôi là để thị trường nổ tung bong bóng, giúp người dân có cơ hội
mua nhà rẻ và nhanh chóng cải tổ thể chế để tránh những lợi dụng
của nhóm lợi ích trong tương lai. Cách đây vài tháng, tôi có tiên đoán
là nếu chính phủ thay đổi hoàn toàn luật sở hữu nhà đất, thì một
dòng tiền mới sẽ đổ vào thị trường BĐS với những hệ quả tích cực. Dĩ
nhiên, giải pháp này đã bị bỏ qua, khi chính phủ khẳng định là “toàn
dân vẫn sở hữu đất đai” hay nói một cách khác, mọi thứ sẽ không
thay đổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.