KHÔNG CÓ BỮA ĂN NÀO MIỄN PHÍ - Trang 151

Tóm lại, dù ta có ghét cờ bạc đến đâu, nó vẫn hiện diện cùng

khắp trên các phương diện xã hội, văn hóa… Tác động và hệ quả của
nó cũng khác biệt tùy theo đối tượng. Nhiều con bạc không có kỷ
luật và tham lam, thường cháy túi và lâm vào cảnh bần hàn. Những
người không chấp nhận nhiều rủi ro, biết kiểm soát cảm xúc, có
thể thắng nhỏ và đều đặn. Những tay “làm cái” tổ chức sòng bài,
biết rõ xác suất và tâm lý con bạc, luôn luôn thắng.
Đôi khi,
những sư tổ quản lý các sòng “tài chính” như ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán… này đi quá trớn, vừa tham vừa ngu, nên tạo ra những
mất mát khổng lồ, lại được chính phủ cứu giúp bằng tiền của dân.
Những thí dụ gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm
2007, nợ công châu Âu năm 2012… chính

Cách đây 40 năm, những đầu tàu của kinh tế Mỹ là các doanh

nghiệp nhỏ sản xuất công nghệ, dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội… và
nông hải sản. Ngành tài chính chỉ chiếm 3,4% của GDP. Năm 2010,
tỷ lệ này lên đến 14,7% và ước tính sẽ còn tăng trưởng ngoạn mục
trong tương lai gần. Hiện tượng “cờ bạc hóa” nền kinh tế Mỹ đang
được thế giới sao chép, nhất là châu Âu và Đông Á. Các trung tâm
tài chính thế giới là những điểm hẹn của mọi lối đánh bạc. Hồng
Kông, Singapore, Dubai… là ba nơi mà “cờ bạc kiểu tài chính” đóng
góp hơn 70% của GDP.

Sòng bài tại Việt Nam?

Quay về Việt Nam, chúng ta đang có một tranh luận khá thú vị

về việc cho giấy phép mở sòng bài của tập đoàn Sands. Phần lớn
quay quanh những tệ nạn xã hội sẽ xảy ra với sòng bài. Thực sự, bỏ đi
những hăng say về nghĩa vụ xã hội còn sót lại từ một tư duy già cỗi,
chúng ta phải nhìn nhận là những anh chị nghèo hay giàu khi đam
mê cờ bạc vẫn có rất nhiều cách khác để mất tiền, và họ đã mất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.