Gates là hai thí dụ điển hình. Tuy vậy, phần lớn những người giàu tôi
quen biết, cũng như chính cái “tôi” đáng ghét lúc xưa, phải loay hoay
trong cái bẫy của nghịch lý.
Trước hết, hành xử hàng ngày của chúng tôi bị giới hạn vào trách
nhiệm phải có với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với quyền
lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung
quanh. Chúng tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến
những đối tác này. Bản thân chúng tôi cũng không có quyền bị
bệnh nữa. Tuy không như Steve Jobs đã làm cổ phiếu Apple giảm
8% khi tin ông bị ung thư loan truyền, tôi và ban quản lý cũng phải
giấu chuyện tôi phải mổ tim (heart attack) vào năm 1999 để tránh
ả
nh hưởng xấu trên cổ phiếu của công ty Hartcourt bé xíu.
Chúng tôi cũng bận rộn khủng khiếp khi giàu có. Với những báo
cáo, tin tức, emails và điện thoại thường xuyên, chúng tôi may mắn
lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500
trang. Những tiệc tùng, lễ hội liên tiếp không cho chúng tôi thời gian
để thư giãn với gia đình, bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã
bị sự giàu có chia cắt.
Rồi đến những hoạt động xã hội thiện nguyện. Dù rộng lượng,
nhiều người trong chúng tôi cũng không muốn danh nghĩa hay
tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa, khi mở
lòng giúp với vài trăm đô la nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức
tạp khi số tiền lên đến cả triệu đô la. Bộ phận kế toán, thuế vụ,
pháp lý và PR phải nhảy vào để khán duyệt và chỉ dẫn.
Những phúc lộc không tiền
Nói là vậy nhưng tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc
hay đau khổ, đồng tiền vẫn là người vợ, người tình và người bạn