hay cạnh tranh trên sân chơi tự do. Kinh tế sẽ phải khép kín và thực
tế đã cho thấy những hệ quả gì khi bế quan tỏa cảng.
Giá thị trường luôn luôn chiến thắng
Một kinh tế gia khác, cô Alice Amsden, nghiên cứu về hiện
tượng “định giá sai” (getting the wrong price) của các nền kinh tế
gặp khủng hoảng như Hàn Quốc, Nhật vào các thập niên trước. Cô
nhận xét các chính phủ này thường hỗ trợ và ban phát ân huệ cho các
lĩnh vực ngành nghề mà họ nghĩ là cần thiết. Điều này làm giá cả
méo mó như giá bất động sản, giá điện nước xăng dầu, tỷ giá cạnh
tranh xuất khẩu… Từng có lúc Ngân hàng thì đổ tiền của dân không
hợp lý theo chính sách của chính phủ thay vì nhu cầu thị trường. Vì
sự lệch lạc này, tiền công và tư đổ vào những nơi mà giá tài sản có lợi
nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giá không thể cứ “sai” hoài, và khi
giá quay về với định luật cung cầu của thị trường, các đầu tư sai
lầm này sẽ gây nợ xấu cho ngân hàng, phá vỡ bong bóng tài sản và
tạo những lỗ lã cho các doanh nghiệp, lớn và nhỏ.
Trên thế giới, vì mị dân và cũng vì quyền lợi của phe ta, các
chính phủ thường áp dụng chính sách kiểm soát giá cả, kể cả tỷ giá và
lãi suất. Điều này có thể tạo hiệu quả trong một thời gian, nhưng
giá sẽ luôn điều chỉnh lại theo thị trường thế giới, vì không một
nền kinh tế nào có thể tồn tại lâu dài trong cô lập.
Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất
được giá trị
Có thể có một giáo sư đại học nào đó đã nghiên cứu về hiện tượng
này. Nhưng tôi hơi lười tìm kiếm trên Google, nên nghe theo lời bình