luận của ông thợ hớt tóc già trong xóm Malibu của tôi (California)
vậy. Tích lũy 40 năm kinh nghiệm qua những chuyến du lịch khắp
26 nước (các tấm ảnh treo đầy trên tường của tiệm), ông nhận xét
rằng xứ nào càng trưng nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ… của chính phủ
đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.
Các quan chức rất ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ cần đặt ra một vài
câu nói khéo léo để thúc đẩy sản xuất, làm sạch hè phố hay không
lừa bịp du khách là dân sẽ răm rắp thi hành. Chỉ một vài biện pháp
hành chính là nền kinh tế quay đầu tự tái cấu trúc và thế giới sẽ
yên đẹp như mong ước. Đôi khi, tôi yêu cái ngây thơ hoang tưởng này
như nhìn một đứa bé vừa lớn, tập tễnh học đi theo quán tính rồi ngã
khóc, bắt đền cha mẹ.
Ở
một mặt khác, chính phủ nào cũng có những luật chơi và chính
sách chế tài để ngăn chặn người dân đầu cơ tích trữ hay thao túng
thị trường. Chẳng hạn, sở chứng khoán nào cũng phạt nặng các hình
thức lạm dụng như thông tin nội gián, thổi phồng hay bóp méo sự
việc có lợi cho cổ phiếu phe mình. Trong khi đó, chính phủ không
ngần ngại đầu cơ tích trữ hay dùng bộ máy tuyên truyền của mình
để lái giá cả theo chiều hướng quy định trong cái gọi là “quốc sách”
như chỉ số lạm phát hay tăng trưởng GDP. Các chính phủ hết sức
nhạy cảm khi giá bất động sản hay chứng khoán giảm sâu, vì đây là
nguồn thu thuế chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của quan
chức ở Trung Quốc. Nếu cần, có những chính phủ sẽ làm y như các
đội lái tàu, mà theo luật, việc làm này là phạm tội.
Cha chung không ai khóc
Một tay lừa đảo khá nổi danh vào thập niên 1960 của Mỹ tên là
Bernie Cornfeld. Anh ta lập một công ty gọi là OPM International.