then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản
trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chính.
Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những “gương và
khói” (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng
để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành
công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải
đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về
hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in
thêm (một hình thức thuế).
Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây
là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp
tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai của nền kinh tế
Việt Nam.
Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình
kinh doanh
Như một doanh nghiệp, một quốc gia đều có thế mạnh cạnh
tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với
yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch
vụ tài chính quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao
và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình
sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của
một văn hóa mang tính tổ chức cao để thâu tóm thị trường tiêu dùng
chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng một lượng lớn tri thức
thông thạo Anh ngữ để giành phần thắng trong công nghệ phần
mềm.