dài mét rưỡi. Thanh thép lạnh, dày và khỏe. Đi trở lại quầy tính tiền thì phải
qua khu bán đồ làm vườn, tôi quyết định dùng một mũi tên bắn hai con
chim bằng cách lấy một đôi ủng làm vườn. Chúng trông xấu xí, nhưng còn
hơn chẳng có gì. Tôi thanh toán bằng thẻ ATM, tôi biết làm thế nghĩa là để
lại manh mối lần theo trong máy tính, song chẳng có lý do gì để che giấu sự
thật rằng tôi đã ra ngoài mua vài thứ dụng cụ. Dùng kiểu khác thì rồi vụ
mua đồ này cũng sẽ lộ rõ.
Những chiếc taxi lượn lờ ở đường phố bên ngoài như thú săn mồi, tìm
kiếm những người có đồ quá cồng kềnh không thể mang được. Xét về mặt
kinh tế thì điều này thật khó hiểu. Tiết kiệm năm đô ở cửa hàng lớn bán đồ
gia dụng rồi lại chi tám đô để lôi nó về nhà. Nhưng lúc này cách làm ấy lại
hợp với tôi. Trong một phút tôi đã lại lên đường trở về phía Nam. Tôi
xuống xe lên phố 3 ở đoạn gần chứ không sát ngay tòa nhà là đồn cứu hỏa
cũ.
Phía trước mặt ba mét, tôi trông thấy tay nhân viên y tế bước vào ngõ.
Gã này trông sạch sẽ, đã được nghỉ ngơi. Gã mặc quần cô tông chéo,
áo phông trắng, đi giày bóng rổ. Luân phiên lực lượng, tôi đoán thế. Ba gã
nhân viên điều tra liên bang “gác miếu” suốt ngày, tay nhân viên y tế đảm
nhiệm cả đêm. Để đảm bảo rằng tới sáng các tù nhân vẫn còn sống. Vì hiệu
quả nhiều hơn vì nhân đạo. Tôi tưởng tượng ra rằng luồng thông tin được
coi là thứ quan trọng hơn bất kỳ quyền lợi hay phúc lợi của cá nhân nào.
Tôi chuyển xà beng sang tay trái rồi chật vật chạy thật nhanh với đôi
ủng cao su rộng đến cửa dành cho nhân viên trước khi gã nhân viên y tế đi
hẳn qua đó. Tôi không muốn gã đá bỏ cái nối vòi cứu hỏa và để cánh cửa
khép lại sau lưng mình. Việc ấy sẽ gây ra rắc rối mà tôi chẳng cần. Gã nghe
thấy tôi liền quay người ở ngay lối vào và giơ hai tay lên phòng thủ, tôi xô
mạnh vào tay này khiến gã loạng choạng lao vào trong. Gã trượt phải rác và
khuỵu một gối xuống. Tôi túm lấy cổ gã, giữ ở khoảng cách một tầm tay,
ngón chân khẽ đẩy cái nối vòi cứu hỏa cho cánh cửa khép lại tới lúc phát ra