Giáo sư Trần nhìn vào màn hình máy tính mỉm cười, một tiếng
gọi ấm áp và thân tình biết bao.
Con trai của Giáo sư Trần tên là Trần Tạ Kiều, cái tên nghe rất
văn chương, câu thơ của Án Kỷ Đạo “Mộng hồn quán đắc vô câu
kiểm, hựu đạp dương hoa quá Tạ Kiều” (Mộng hồn quen vẫn không
câu thúc; lại đạp dương hoa quá Tạ Kiều - ND: Nguyễn Chí Viễn)
lãng mạn và thơ mộng đến vậy, nhưng cũng không ngăn được việc
Giáo sư Trần cứ “tiểu Kiều, tiểu Kiều” mà gọi, thế này thì còn
lãng mạn với thơ mộng nỗi gì.
Trần Tạ Kiều đã là một người đàn ông trưởng thành hơn ba
mươi tuổi còn bị gọi là “tiểu Kiều” thì quả là mất hết khí phách
nam nhi. Lúc nhỏ gọi mấy tiếng đã đành, bây giờ lớn thế rồi mà
vẫn bị gọi tên cúng cơm, đã thế “tiểu Kiểu” lại đồng âm với “Tiểu
Kiều”. Người không biết lại nghĩ là Giáo sư Trần sinh được cô con
gái đẹp như hoa như ngọc, hóa ra lại là một anh chàng đẹp trai cao
hơn một mét tám.
Tuy Trần Tạ Kiều có chút phản cảm với cách gọi của Giáo sư
Trần, nhưng chưa bao giờ nói gì về điều này. Vợ của Giáo sư Trần
họ Tạ, đã mất từ khi sinh Trần Tạ Kiều. Vì vậy Giáo sư Trần đã
đau buồn rất lâu, đến tên của con cũng mang theo họ của vợ,
người tinh ý mới nghe đã biết nguyên do. Trần Tạ Kiều cũng
không phải kẻ ngốc, từ lúc hiểu chuyện anh đã biết người trong bức
ả
nh treo trên tường là mẹ mình, thế nên không hề đem chuyện cái
tên ra nói qua, nói lại với cha, vả lại đã gọi như thế hơn ba mươi năm
rồi thì cứ thế mà gọi thôi.
Trần Tạ Kiều ngắt lời Giáo sư Trần, báo cáo đại thể:
Ba à, con ở bên này tốt lắm, công việc tuy bận nhưng vẫn xoay
sở được, tiểu Hào cũng không quậy.