Anh nhanh chóng chuyển chủ đề:
Ba có một mình bên đó phải chú ý đến sức khỏe. Ba cũng lớn tuổi
rồi, nhà lại chẳng thiếu tiền, ba về lại bên này với chúng con đi.
Trần Tạ Kiều sinh ra và lớn lên ở Mỹ, từ nhỏ đã tiếp thu nền
văn hóa di dân của Mỹ nhiều hơn là văn hóa truyền thống của
Trung Quốc, nên khó lòng hiểu rõ nỗi nhớ quê hương của Giáo sư
Trần, cộng thêm việc anh rất quan tâm đến cha mình, nên cứ
mười câu nói thì có đến ba câu là muốn ông trở về.
Giáo sư Trần cứ khoát tay, không để ý:
Tiểu Kiều, ba ở bên này tốt lắm, con không thấy từ khi ba về
bên này, sống với đám thanh niên lâu rồi nên cũng hoạt bát hơn
nhiều sao?
.... Cậu học sinh tên là “Đan Nhất” gì đó đã chuyển trường chưa
ạ
?
Giáo sư Trần trầm ngâm, rồi nói.
.... Thực ra ngoài việc suốt ngày làm ba bực mình đến đau dạ
dày ra, thì đó là một học trò rất tốt.
Trần Tạ Kiều thở dài, lấy tay gãi trán:
Con biết ba dạy nghệ thuật, chắc chắn là kiểu học sinh nào
cũng phải gặp, huống hồ người học nghệ thuật vốn dĩ đã mang
trong mình máu ngông cuồng. Ba cũng lớn tuổi rồi, thế nào cũng
có lúc trăn trở, hay là tìm lấy một người cùng tuổi đi dạo, nghe nhạc
hay tâm sự cho vui.
Ngoài việc khuyên cha quay về, thì việc thứ hai mà Trần Tạ
Kiều quan tâm là thuyết phục ông tìm “ráng đỏ hoàng hôn”, “mùa