KHÔNG KẾT HÔN LIỆU CÓ CHẾT? - Trang 188

Dương Quang chính là học trò của chú cô, hơn cô sáu tuổi. Khi mới

chỉ hai mươi tuổi, anh đã là một nhà thơ nổi tiếng phía Nam, còn khi anh
hai sáu, tên tuổi đã ghi danh không chỉ ở Đại Lục mà còn có những bài phát
biểu về tác phẩm thơ của mình ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,
Singapore, những tác phẩm của anh đều do chú và ba cô giúp đỡ xuất bản.
Những nhà thơ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thật may mắn, họ không những
tìm ra được phương hướng viết lách cho bản thân còn có sự đồng cảm của
độc giả. Quang Tử cũng có một số lượng lớn độc giả của mình.

Đường Đường khi mới mười sáu tuổi đã có thơ được đăng. Nhưng do

vốn học lệch, trên lớp lại mải mê sáng tác nên điểm số tụt từ hạng đầu
xuống cuối lớp. Khi hai mươi tuổi, cô cũng có những thành tích nho nhỏ
trong lĩnh vực sáng tác.

Khi ấy cô nghĩ rằng khi hai nhà thơ gắn kết với nhau nhất định sẽ rất

tuyệt diệu. Cuộc sống tương lai sẽ như thơ như họa, đặc sắc nhiều màu.

Vì sự tin tưởng của chú và ba mẹ dành cho bạn trai mình nên cô càng

phóng túng hơn. Cuối cùng cô chấp nhận đề nghị của anh – Sống thử.

Điều này đối với tư tưởng thời đó của ba mẹ cô là chuyện không thể

chấp nhận được, lý do đưa ra là họ còn quá trẻ. Đời người chưa thể biết hết
chuyện sau này, không thể phó thác ngay bản thân cho đối phương được.
Sống thử có nghĩa là phải biết rộng lượng hơn với những chuyện nhỏ nhặt
hằng ngày, thậm chí phải đủ dũng cảm để đối diện với những gì không
hoàn mỹ của người kia. Điểm này chính là sự thiếu sót của hai người, hai
nhà thơ trẻ còn chưa hiểu nhiều về sự đời, nhìn cuộc sống quá đơn giản.

Mặc dù đã kiên quyết với cô nhưng ba mẹ đành để cô chuyển nhà ra

ngoài sống cùng Dương Quang Tử.

Ngày cô chuyển đi, ba kéo tay cô dặn dò: “Con nhớ kỹ nhé, cho dù

xảy ra chuyện gì hay gặp khó khăn đều không được nghĩ linh tinh. Con còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.