KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 107

Đó là lần thứ 2 Lưu Bị bị nghe đến đại danh Gia Cát Lượng tự nhiên rất đỗi
cao hứng bảo rằng: “Vậy phiền tiên sinh giúp tôi mời ông ấy lại đây!”.
Từ Thứ lại bảo: “Người này tính đạm bạc, trừ phi tướng quân đích thân đến
mời, ông ấy không chủ động đên xin việc, tướng quân khá nên uốn mình
thân chinh tận nơi thăm hỏi”.
Lưu Bị cần hiền tài như đang khát nước, sau khi hỏi kỹ Từ Thứ, biết rõ Gia
Cát Lượng chính là người tài mình đang cần, bởi vậy đặc biệt quý trọng, tự
mình dẫn hai viên đại tướng Quan Vũ và Trương Phi, đầu đội mưa tuyết
lạnh giá mùa đông, tìm đến ngôi lều cỏ của Gia Cát Lượng ở Long Trung
hỏi thăm.
Bởi muốn thăm dò thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý tránh mặt liên
tục hai lần không ở nhà. Nghe nói khi Lưu Bị đến lần thứ hai đã gặp Hoàng
Thừa Ngạn là nhạc phụ của Gia Cát Lượng, nghĩ rằng Hoàng tiên sinh cũng
muốn tự mình giám định ông chủ tương lai của con rể, để có ý kiến tham
gia với Gia Cát Lượng. Song, Lưu Bị thực là người nhẫn nại, ông ta ba lần
đội mưa tuyết, vì hành động Long Trung, Gia Cát Lượng rất đỗi cảm động,
đã ở nhà tiếp đón, đấy là một giai thoại thiên cổ phi thường nổi tiếng trong
dã sử dân gian, vẫn gọi là “Tam cố thảo lư cầu Khổng Minh”. Sau này trong
“Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng có viết: “Tiên đế không coi thần là kẻ thấp
hèn đem lòng chiếu cố, đã ba lần đến tận ngôi lều cỏ của thần” có thể tin
được rằng câu chuyện Tam cố thảo lư là một sự thực lịch sử.
Đối vói một kẻ hậu sinh kém ông ta hai mươi tuổi, Lưu Bị vẫn rất đỗi thành
thực đề xuất vấn đề rất khó khăn, mà mình đang quan tâm:
“Triều đình nhà Hán đang khuynh bại, gia thần chiếm cứ ngôi cao nắm
quyền, hoàng thượng phải chìm đắm, tình thế rất đỗi nguy cấp. Bởi vậy, tôi
không tự lượng sức cũng không biết mình thanh danh chưa đủ, nỗ lực quên
mình, bởi muốn nêu cao đại nghĩa với thiên hạ. Phải nỗi không may tự
mình hiểu biết nông cạn, đến nay vẫn không thành được một việc. Tuy vấp
ngã liên miên, tôi vẫn muốn đem hết sức lực để hoàn thành tâm nguyện, hy
vọng tiên sinh chỉ bảo cho tôi một đôi điều...”.
“Tam quốc chí” có chép: “Gia Cát Lượng đã đáp lại Lưu Bị bằng tấm chân
tình”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.