mưu, ông ta dung túng bọn cường hào, quan viên, khinh rẻ trăm họ, khiến
tình hình Ích Châu mất ổn định nghiêm trọng”.
Phía bắc Ích Châu là vùng lòng chảo Hán Trung do Trương Lỗ, thủ lĩnh
quân đạo giáo thi hành chế độ thống trị quân sự. Nhưng Trương Lỗ là người
giảng đạo nghĩa, giầu trách nhiệm, nên xem ra sự đoàn kết của quân dân
Hán Trung tương đối ổn định.
Phía đông bắc Hán Trung là khu Tư lệ quân, sau khi Hán Hiến đế chạy ra
Lạc Dương, khu Tư lệ rơi vào cục diện cát cứ của quân đội. Phía tây bắc
Hán Trung là vùng Lương Châu và Ung Châu, do Mã Đằng và Hàn Toại
cùng tiến hành chiếm lĩnh bằng quân sự, song vùng này đại đa số là những
bộ lạc thiểu số, bởi vậy vẫn không nhận được sự chú ý của đám quần hùng
cuối đời Hán.
Lúc này Lưu Bị là kẻ anh hùng duy nhất không có địa bàn, tuy được Lưu
Biểu che chở song cũng bị cựu thần và tướng lĩnh Kinh Châu nghi kị, thành
ra dưới chính quyền Kinh Châu chỉ là một đội trưởng quân cận vệ chẳng có
quyền lực gì.
Trong “Tam quốc chí” Bùi Tùng Chi có chép: “Lưu Bị có một lần tham gia
yến tiệc của Lưu Biểu, giữa chừng khi ra nhà sau, phát hiện bắp đùi của
mình nằng nặng, lấy làm lo lắng, lệ rơi lã chã, trở về chỗ ngồi Lưu Bị vẫn
sầu não"’, Lưu Biểu kinh ngạc hỏi có chuyện gì, Lưu Bị đáp rằng: “Tôi đã
nhiều năm Nam chinh Bắc chiến, thân không rời yên ngựa, bắp chân rắn
chắc, nay một thời gian dài không ngồi trên yên ngựa, chân cẳng xem
chừng chậm chạp. Chợt nghĩ thời gian qua rất nhanh, bất giác đã sắp lên
lão, song vẫn chưa được việc gì, cho nên không khỏi bi thương vậy”.
Lưu Bị chợt nhìn lại con đường quan lộ đầy gập ghềnh của mình: Xét về
phương diện cá nhân, có tiếng tăm với toàn quốc gây ấn tượng rõ rệt, xét về
phương diện vũ trang, đã có được các dũng tướng nức tiếng thiên hạ như
Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, xét về phương diện văn phòng cùng đã có
những danh sĩ như Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc; lại có lần từng nắm quyền
ở Từ Châu và Dự Châu, song cuốicùng vẫn không có cách gì giữ được, lại
còn lưu ly thất tán, đến nỗi phải nhờ người khác che chở.