Dự Châu đến Nhữ Nam, song phần lớn chỉ là những trận nhỏ không đáng
kể đến.
Năm thứ 6 Kiến An, chiến dịch Thượng Đình nổ ra, Viên Thiệu lại bị Tào
Tháo đánh bại, không lâu ưu phiền mà chết, bởi phải lo việc tang lễ, quân
họ Viên tạm thời không triển khai cho nên Tào Tháo nhân cơ hội đó thanh
trừ quân du kích của Viên Thiệu đang quấy rối hậu phương Dự Châu; ông
ta phái đại quân tiến vào vùng Nhữ Nam, Lưu Bị không địch nổi chỉ còn
biết rút chạy về Kinh Châu, chịu sự bảo hộ của Lưu Biểu, Thứ sử Kinh
Châu. Lưu Biểu thấy Lưu Bị là kẻ anh hùng nổi tiếng, liền hậu đãi, lại sai
trợ thủ ở Tân Dã, huấn luyện binh mã làm thành phòng tuyến thứ nhất ngăn
chặn quân Tào đánh xuống phía nam. Lưu Bị mấy lần yêu cầu Lưu Biểu
nhân khi hai bên giao tranh ở Quan Độ, xuất binh tập kích vào Hứa Đô, hậu
phương của Tào Tháo, song Lưu Biểu không muốn bị cuốn vào cuộc tranh
chấp giữa Viên với Tào, vẫn khéo léo cự tuyệt.
6. Rồng sa bãi lầy, ôm gối than thở.
Tháng giêng năm thứ 13 Kiến An, Tào Tháo tiêu diệt dư đảng của họ Viên.
Từ Dịch Thủy đến Nghiệp Thành, sau khi thôn tính ba châu của Viên Thiệu
là U, Thanh, Tinh, cộng với ba châu Cổn, Dự, Tư tự mình vốn có: trong số
mười bốn đơn vị hành chính toàn quốc, Tào Tháo đã chiếm được bảy châu,
nghiễm nhiên trở thành một tướng lĩnh quân sự hàng đầu bấy giờ. Theo đề
nghị của Tuân Du, tổng tham mưu trưởng Tào Tháo cho đào ở Nghiệp
Thành một cái hồ lớn gọi là hồ Huyền Vũ cho diễn tập thủy chiến ở đó, rõ
ràng Tào Tháo đã có ý định Nam chinh bình phục Lưu Biểu ở Kinh Châu
và Tôn Quyền ở Giang Nam.
Tôn Kiên, phụ thân của Tôn Quyền là một anh hùng xuất sắc phi thường
trong đám quần hùng đời Hán mạt, được Viên Thuật tiến cử làm Thứ sử Dự
Châu trong cuộc chiến tranh với Lưu Biểu, bị phục binh chết giữa trận,
thuộc hạ phần lớn theo về với Viên Thuật. Con cả là Tôn Sách cũng kế thừa