KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 104

được thiên tài quân sự của phụ thân, sau khi trưởng thành đã nắm lấy số
quân cũ, thoát ly tập đoàn Viên Thuật, vượt sông Trường Giang, về nam
khai thác giang sơn mới, ông đã lần lượt bình định sự cát cứ của các sứ
quân Giang Đông như Lưu Dao, Hứa Cống, Vương Lãng, khống chế các
quận Đan Dương, Ngô Quận, Cối Kê, Lô Giang, Dự Chương, thâu tóm một
vùng địa bàn rộng lớn ở Dương Châu, đang lúc ổn định nội bộ, chuẩn bị
phát triển ra bên ngoài, lại bị chết bởi sự ám hại của thích khách. Người em
trai là Tôn Quyền mới có gần 18 tuổi chịu mệnh lúc nguy hiểm gánh vác
công việc điều hành trong vùng.
Tôn Quyền không có tài hoa quân sự như cha anh song về chính trị lại là
người có tài. Ông được sự giúp đỡ của Trương Chiêu, Trương Tú, đã mau
chóng ổn định được nội bộ. Là người biết chiêu hiền đãi sĩ, trải qua năm,
sáu năm ngắn ngủi, ông đã tạo ra một tình thế mới, “tướng sĩ như rừng”.
Không lâu, Lỗ Túc một nhà chính trị lớn của Giang Đông đã tiến cử Chu
Du là người nổi tiếng đương thời. Lỗ Túc đề nghị Tôn Quyền củng cố
Giang Đông, đoạt lấy Kinh Châu, thực hiện kế hoạch xưng bá chia ba thiên
hạ, rất được Tôn Quyền vừa ý, xem ông ta là đại thần tham mưu chủ yếu
bên cạnh mình. Người anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn cũng vào
thời kỳ này, được Lỗ Túc giới thiệu với Tôn Quyền trở thành một người tài
giỏi trẻ tuổi trong bộ tham mưu.
Phía tây Giang Đông là nửa phía nam của Kinh Châu, nếu đi về phía tây
nữa, là Ích Châu một vùng đất núi rừng tươi đẹp. Địa bàn Ích Châu rất rộng,
đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, song ở dưới sự cai trị của cha con Lưu
Yên và Lưu Chương, chính trị, kinh tế, xã hội đều rối loạn. Lưu Yên là tôn
thất nhà Hán vốn là người Giang Hạ, trong cục diện hỗn loạn cuối đời Ninh
đế được bổ nhiệm làm Ích Châu mục, có đại quyền về chính trị và quân sự.
Song Lưu Yên chưa vỗ về được trăm họ Ích Châu, lại câu kết với những
nhà quyền quí lúc ấy xây dựng đặc quyền, bóc lột trăm họ. Bởi ngăn ngừa
phản loạn, ông đặc biệt tổ chức dân di cư ở Ích Châu thành quận Đông
Châu, tiến hành khủng bố trấn áp. Sau khi con ông là Lưu Chương kế vị,
tình hình ở đấy càng thêm nghiêm trọng, trong “Tam quốc chí” Bùi Tùng
Chi khi chú giải có chép: “Lưu Chương tính nhu nhược, không có uy vũ, cơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.