1. Thời đại truyền thuyết thần thoại của đất Thục
Ích Châu còn gọi là đất Thục, là tỉnh Tứ Xuyên hiện nay.
Theo văn tự giáp cốt ghi chép từ thời vương triều Ân Thương, đã nói đến
đất Thục. Cứ theo lịch sử mà nói, vào lúc ấy đã có trên 3000 năm phát triển.
Theo “Ngũ đế bản ký” trong cuốn “Sử ký”, con cả của Hoàng đế là Xương
Ý, từng đến nước Thục, lấy một người con gái nước Thục là Sơn Xương
Phó làm vợ, sinh được một người con, gọi là Chuyên Húc.
Khi Chu Vũ Vương thảo phạt vua Trụ, trong “Mục Thệ Thiên” có chép, tám
trăm người cùng họp nhau ăn thề; trong đó có bộ lạc Thục của Man quốc
cũng tham gia. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Thục chính thức bước lên
võ đài của Trung Quốc, hơn nữa còn có một sự kiện quan trọng là cuộc viễn
chinh vào nước Thục của danh tướng nước Tần là Tư Mã Thố.
Tuy từng xuất hiện trong lịch sử Trung Nguyên, song đất Thục và Trung
Nguyên khá cách trở, vẫn có hình thái độc lập tương đối; nguyên nhân chủ
yếu bởi đường giao thông từ Trung Nguyên vào đất Thục rất khó khăn, dễ
phòng thủ mà khó tấn công, ảnh hưởng của Trung Nguyên cũng không dễ
xâm nhập.
Thánh thơ Lý Bạch đời Đường (năm 701 đến năm 162 sau Công Nguyên)
có viết bài thơ “Thục đạo nan”, miêu tả rất sinh động địa hình ở đây:
Gớm sao
núi Thục cao vời
Đường treo vách dựng
lên trời khó ghê!
Nghìn năm
dấu cũ còn chi
Ải tần ngọn khói bay đi ngả nào?
Đường vào đất Thục khó như lên trời xanh, bởi thế từ xưa đến giờ vẫn là
vùng đất riêng, ít có quan hệ văn hoá với Trung Nguyên. Thời Tần Huệ
Vương, Tư Mã Thố dẫn đại quân xâm nhập, đất Thục mới sáp nhập vào
lãnh thổ Trung Quốc.
Theo “Thục vương bản kí” của nhà văn Dương Hùng đời Hán, truyền
thuyết thần thoại về tổ tiên của ngươi Thục còn sớm hơn cả văn hoá Trung