Thực không may, những sách ấy chỉ là những ghi chép cửa miệng, lời lẽ
dung dị, câu cú khoa trương để cảm động người ta, chỉ muốn bày tỏ những
tình cảm chủ quan, không để ý đến thời gian, không gian, nhân tích và tính
chất hợp lý.
Đã có không ít văn nhân cổ đại một đời chưa đến chiến trường, lại nữa thuở
đó chưa có các máy ghi hình ghi lại thực cảnh của chiến tranh. Do hạn chế
không nắm chắc được thực tế chiến trường, những tác giả ấy vung bút vô
vẽ, cũng miêu tả chiến tranh nên cho thấy nhiều nét ấu trĩ. Bởi sự tương
tượng của họ, sự kiện lịch sử trở thành ba phần là thực, bốn phần khoa
trương, ba phần suy diễn thêm.
Những văn nhân ấy luôn theo quan điểm chính nghĩa biến nhân vật lịch sử
thành ra người tốt và xấu kiểu võ đài. Song họ thiếu độc lập suy nghĩ thấu
đáo nên những hình tượng nghệ thuật đưa ra không ít chỗ bất cập. Nhiều
người đã quen hình dung theo những hình tượng nghệ thuật cũ, có rất ít
người đi tìm sự thực để đính chính lại. Trong khi đó, những nhà viết lịch sử
Âu, Mỹ, Nhật Bản đang cố gắng theo các góc độ tìm hiểu, chỉnh lý lại lịch
sử của họ, bới tìm những tư liệu mới, xây dựng quan niệm mới, nhằm mục
đích giảm cổ tri kim.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, có sắc thái truyền kỳ lịch sử dân
gian, nó xây dựng nhân vật lịch sử theo chủ quan tô vẽ làm mất đi tính
khách quan, làm méo mó sự thực lịch sử, bôi đen tô hồng hoặc thần hoá
nhân vật.
Có một câu chuyện vui, một ông kia mê Tam quốc diễn nghĩa, ngày nọ
uống rượu đã có phần lơ mơ cố cãi rằng trận Xích Bích, Tào quân có 100
vạn, bạn ông bảo chỉ có 60 vạn, hai bên cãi vã đang hăng, vì mê tam quốc
trong lúc hứng bèn chạy ngay về nhà lấy cuốn Tam quốc diễn nghĩa yêu quý
kia để chứng minh. Đang lúc rượu say lại thêm vội vàng không chú ý đạp
chết thẳng cẳng đứa bé mới sinh cạnh giá sách, vợ ông ta vội la lớn rằng:
“Thế là ông giết mất bé gái rồi”. Ông ta nghĩ đến đoạn Tam quốc kia gắt lên
rằng: “Bốn mươi vạn đại quân của người ta còn bị nó xoá bỏ, một đứa bé
gái thì đáng kể gì”.