từ trâu gỗ.
Trong rất nhiều phát minh, “Bát trận đồ” khiến người đời sau còn cảm thấy
rất chi thần kỳ. Cũng bởi sự tô vẽ của La Quán Trung, “Bát trận đồ” cũng
như việc mượn gió đông, đều thuộc về pháp thuật siêu năng kỳ môn độn
giáp.
Đỗ Phủ, thánh thơ đời Đường đứng trước di chỉ bát trận đồ, có những câu
thơ dâng tràn cảm xúc:
Công vạch thế chân vạc
Danh bầy bát trận đồ
Sống trôi đá thì đứng
Hận không bình được Ngô.
Năm ấy, đánh nhau lớn ở Tỉ Qui, Lục Tốn đuổi theo Lưu Bị vào trong đất
Thục, bị khốn bởi “trận Thạch Đầu” do Gia Cát Lượng dự liệu trước, lấy
các khối đá xếp lẫn lộn thành từng đông dựa theo sự sắp xếp kỳ môn độn
giáp, y theo 8 cửa Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tư, Kinh, Khai, vào mỗi
giờ mỗi ngày biến hoá khôn lường, khá so với mươi vạn tinh binh. Đại quân
Lục Tốn bị khốn ở trong trận, loanh quanh mãi sau nhờ có nhạc phụ của
Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn giúp mới qua được. Đây đương nhiên
là một tiểu thuyết gia không hiểu quân sự, nẩy sinh từ trí tưởng tượng ra
những hư cấu nghệ thuật.
Song, trong sự tích lịch sử “Bát trận đồ” tồn tại như một thực tế, vậy tác
dụng của trận Thạch Đầu là như thế nào? “Bát trận đồ” là một di tích lịch
sử ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên, nơi giao lưu sông Cù đường và sông
Trường Giang, trước mắt thấy không còn nguyên trạng song “Thái bình
hoàn vũ ký” có ghi rằng:
Bát trận đồ chu vi 480 trượng do các khối đá bị vận chuyển tụ tập mà thành,
cao 5 thước, như được xếp đặt xúm xít bốn phía giống như một bàn cờ, mùa
hạ thì nước dâng cao phủ lấp cả, mùa đông lại lộ ra.
Kỳ thực “Bát trận đồ’' không chỉ thiết lập xếp đặt ở đấy, có thể thấy ở
Thiểm Tây, Hán Trung, dọc đường Gia Cát Lượng Bắc phạt đều có những
di tích ấy, tác dụng của nó ở chỗ nào? Có phải như trong tiểu thuyết đã nói
là lũy thành phòng ngự ư?