Trong lời chú giải Tam quốc chí có dẫn lời Quách Ban trong “Thế ngữ” bàn
về nhân tài trong thiên hạ, họ muốn đến nước Thục hơn là Ngụy, Ngô, vậy
nên quan lại đất Thục phần đông là những người tài giỏi trong thiên hạ. Ví
như Ngụy tướng Chung Hội sau khi đánh chiếm được nước Thục đối với
tình cảnh nước Thục đã mất, dân tâm sĩ khí vẫn kiên quyết chống Ngụy
cũng phải thực sự cảm động cho rằng Gia Cát Lượng rất giỏi giáo hoá dân
chúng. Triệu Dực trong cuốn “Sử trát ký” có một đoạn luận thuật như sau:
“Tào Tháo dùng người lấy quyền lực mà chế ngự, Lưu Bị thì lấy tính tình
làm trọng còn Tôn Quyền thì lấy ý khí làm đầu. Lấy quyền thuật chế ngự
thì trọng ở cái cốt yếu, lấy tính tình đê mà tụ họp thì trọng ở chữ chân
thành, Gia Cát Lượng thì dùng người, trên tình thần vận dụng sở trường của
cả ba nhà đó”.
Đường Thái Tông cũng rất tôn sùng Gia Cát Lượng, như khi ông nói
chuyện với Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, công nhiên tán thưởng Gia
Cát Lượng làm “đệ nhất thừa tướng” rất đỗi tán dương tinh thần “chí công
vô tư” của ông ta. Ông cũng chỉ ra rằng, Gia Cát Lượng đã từng rất nghiêm
khắc trừng phạt những quyền thần nước Thục như Lý Nghiêm và Liêu Lập
song hai người này nghe tin Gia Cát Lượng mất đều khóc lóc thống thiết,
Lý Nghiêm vì thế mà âu sầu đến chết. Đường Thái Tông cảm khái mà nói:
“Nếu chẳng phải là bậc chí công thì sao có thể như vậy được”. Ông đã có
những lời đánh giá cao nhất dành cho Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng quả là con người đúng với những lời tán thưởng của Đường
Thái Tông như “đại công vô tư”, “cao vời và sáng rực”, điều này qua thư tín
mà Gia Cát Lượng trả lời Lý Nghiêm cũng thấy rõ. Sau khi bình định được
phương Nam, danh tiếng của Gia Cát Lượng ở nước Thục đạt đến đỉnh tối
cao. Lý Nghiêm bèn viết thư khuyến khích ông: “Nên nhận lễ phong cửu
Tích đổi tước hiệu và xưng vương”. Gia Cát Lượng chẳng những không
nghe theo mà trả lời rất thẳng thắn rằng:
“Tôi với túc hạ tương tri đã lâu há chẳng hiểu nhau ư... Tôi vốn là kẻ sĩ quê
mùa ở phương Đông tiên đế lầm dùng được đặt ở vị trí cao sang hưởng lộc
trọng, nay trừ giặc chưa mấy hiệu quả, biết rằng chưa đền đáp được bao