yếu là nghĩ đến ngày mà thần không còn nữa, không để trong nhà thì có lắm
tiền, ngoài ấp có lắm trang trại, phụ lại sự trông gửi của bệ hạ”.
Sau ngày Gia Cát Lượng từ trần, Lưu Thiện cho người đến xem xét phủ
thừa tướng, quả đúng như vậy. Trong thư ông viết trả lời Lý Nghiêm:
“Nay tôi tài sản tư dinh chẳng có nhiều, vợ con còn chưa đủ áo mặc”.
Qua đó cho thấy gia cảnh thanh đạm của ông. Là một vị tể tướng chỉ dưới
một người, trên cả vạn người, thanh liêm như thế trách chi chẳng để lại bao
nhiêu hoài niệm.
Gia Cát Lượng một đời chí công vô tư vì nước, tuyệt không có một chút
riêng tư, thực đã khiến không ít những đại thần nước Thục chịu ảnh hưởng.
Ví như Tưởng Uyển với con cái cũng rất nghiêm: “Thường nhắc nhở trong
nhà nên ăn chay, mặc áo vải thô, ra ngoài không dùng xe ngựa”. Ấy là chịu
ảnh hưởng của phong cách Gia Cát Lượng. Khương Duy là tổng chỉ huy
quân đội, là người ở ngôi cao thượng tướng, có vị trí đáng kể với các quần
thần, nhà cửa cũng rất giản đơn, thậm chí có chỗ xiêu đổ, trong nhà không
có thiếp hầu, sau sân chẳng hề nghe thấy tiếng đàn hát”. Còn Đặng Chi là
nhà ngoại giao xuất sắc cũng chịu ảnh hưởng phong cách của Gia Cát
Lượng, sử sách có ghi ông ấy làm quan hơn 20 năm thưởng phạt nghiêm
minh, gần gũi chu cấp cho binh sĩ có khó khăn, sinh hoạt thường cần kiệm
không lo riêng tư, đến cả vợ con cũng không thoát cơ hàn, khi ông ta mất
gia cảnh quá đỗi thanh bần.
Qua đấy có thể thấy tấm gương thanh liêm của Gia Cát Lượng rất có ảnh
hưởng đối với đương thời.
11. Khai sáng dân tâm, ban bố điều luật, đề cao uy tín của quyền lực.
Ví như kể về tài hoa cá nhân với năng lực dùng binh của Gia Cát Lượng, ít
nhiều có sự bình giá khác nhau, song về tấm trung trinh và tài trị quốc của
ông thì chưa hề có sự hoài nghi nào. Trần Thọ trong Tam quốc chí có bình
phẩm như sau: