KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 33

nhiêu, mà được tôn sùng thái quá, cho ngồi ở những vị trí quan trọng hơn
thực hổ thẹn vậy!”.
Nếu so với Tào Tháo tự phong lễ cửu Tích xưng làm Ngụy Vương, Gia Cát
Lượng quả thật khả ái và đáng kính hơn nhiều lắm!

12. Bát trận đồ - mê cung thiên cổ
Trần Thọ trong Tam quốc chí có viết: “Gia Cát Lượng thường hay tư lự hao
tổn bởi nỏ liên châu, trâu gỗ, ngựa máy đều là những ý nghĩ kỳ lạ; suy diễn
binh pháp làm ra bát trận đồ thật là huyền bí vậy”.
Có thể là những năm tuổi trẻ còn cầy bừa gặt hái, Gia Cát Lượng đã thích tự
tay mình làm lụng, có năng lực sáng tạo phát minh, dẫn đến những phát
minh mới sau này như việc cải tiến nỏ liên châu lợi hại, và chế ra trâu gỗ,
ngựa máy để vận chuyển lương thực.
Sách “Ngụy thị Xuân Thu” có ghi: “Gia Cát Lượng dùng nỏ liên châu để
tập kích giết được danh tướng Trương Cáp, gọi nỏ ấy là “nguyên nhung”,
lấy sắt làm tên, mỗi mũi tên dài 8 tấc, mỗi nỏ bắn ra 10 tên, thực là một vũ
khí sát thương mãnh liệt”.
Trâu gỗ, ngựa máy là công cụ vận chuyển ứng dụng phát minh mới bởi
nước Thục không đủ ngựa thồ, đường núi lại rất hiểm trở, ngựa không dễ
qua lại, bởi vậy Gia Cát Lượng dùng nhân lực vận chuyển để khắc phục khó
khăn này. Trâu gỗ là loại xe bốn bánh, còn ngựa máy là loại xe hai bánh. Cứ
như sử kiện ghi chép, ngựa máy là loại trâu gỗ cải tiến, dùng trong cuộc
Bắc phạt thứ 4, hiệu quả khá tốt đẹp. Trâu gỗ, ngựa máy đều là những loại
xe thích hợp với việc vận chuyển. Cuốn truyện “Vũ Hầu" của Trương Chú
viết: Trong Thục có xe nhỏ một người đẩy tải được 8 thạch phía trước như
đầu trâu, lại có xe lớn dùng bốn người đẩy tải được hàng chục thạch gọi là
ngựa máy.
Cũng có không ít người cho rằng xe một bánh đã có ỏ Thục trước thời Gia
Cát Lượng, vậy nên trâu gỗ chỉ là công cụ cải tiến còn ngựa máy thì cải tiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.