Song Lã Khởi và Vương Kháng vẫn chưa có đủ lực lượng động viên, đóng
cửa để kháng cự lại quân làm phản. Lúc này Ung Khải lại đưa thư tấn công,
có đến mấy tờ hịch liền, hy vọng Lã Khởi có thể theo về với quân phản
loạn. Lã Khởi cũng không chịu lép, trái lại trong tờ hịch trả lòi, lại lấy lý mà
biện bác, ra sức khuyên Ung Khải quay về hàng phục Thục Hán, tin rằng
vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thái thú Vĩnh Xương.
Lã Khởi lại tiến một bước nữa, thay mặt cho Gia Cát Lượng mà giảng giải:
“Thừa tướng Gia Cát ở triều đình, có anh tài tột bậc, tuy mới nắm đại quyền
mà đã thấy rõ năng lực, chịu ủy thác phụ tá của tiên đế, nỗ lực phục hưng
quốc gia, đối với ai cũng vô tư, vì việc công quên nghỉ ngơi, một tể tướng
đúng mực như vậy, mọi việc quốc gia liên quan, chẳng có gì không xem xét
kỹ. Bởi thế nếu như tướng quân thay đổi ý định, thay đổi lập trường của
mình ắt sẽ có được công lao như cổ nhân từng an bang, lập quốc; còn như
một huyện nhỏ như huyện tôi đây, có gì mà phải xem xét là nơi đáng tranh
chiến”.
Ung Khải tuy thanh thế rất lớn, lại chẳng thể suốt ngày được Nam Trung,
Lã Khởi và Vương Kháng hăng hái chống đỡ, đáng được xem là công đầu.
Sau này Gia Cát Lượng đã tự mình ban thưởng bọn Lã Khởi từ lúc lâm
nguy chẳng sợ, trung thành giữ đất, tinh thần cao cả, lại có phong cách của
kẻ quốc sĩ.
Từ đấy về sau lực lượng của Ung Khải ngày một suy yếu, Tam quốc chí có
chép, Di tộc ở Ích Châu không ngả theo Ung Khải nữa. Ung Khải thấy quân
lính tan rã dần, bèn phái người thân tín liên hệ với Đầu mục Mạnh Hoạch ở
quận Ích Châu, hy vọng sẽ có được sự tham gia ít nhiều của dân tộc thiểu
số.
Mạch Hoạch là người có hùng tài thao lược, rất được lòng dân. Ông ta đề
nghị với Ung Khải công khai bầy tỏ với người Di rằng: “Triều đình Thục
Hán yêu cầu mọi người phải nộp 300 con chó đen tuyền, ngọc mã não 3
đấu, chặt 3 nghìn cây gỗ dài 3 trượng, mọi người có kiếm được không?”
Đấy đều là những việc khó thực hiện. Gia Cát Lượng vẫn là người sáng
suốt chẳng thể có yêu cầu như thế. Chó đen toàn thân đều đen, có thể nói
rằng đã hiếm lại càng hiếm, mà gỗ chặt được cao không quá hai trượng,