Lý Khôi dùng kế hoãn binh có kết quả, Man tộc ở quận Ích Châu bởi thế
mà nới lỏng áp lực bao vây.
Lý Khôi thấy kẻ địch lơ là, lập tức dẫn đội cảm tử đánh ra, đột kích quân
chủ lực của kẻ địch, phá được vòng vây, đến thẳng Bàn Giang gần với Tang
Ca, liên hệ được với đạo quân của Mã Trung, cùng phòng ngự với chủ lực
Man tộc ở quận Ích Châu.
Một mặt Gia Cát Lượng bởi mất liên hệ với Lý Khôi, rất sợ quân tuyến giữa
bị cô lập, cũng vào tháng 5 năm đó, huy động quân lính vượt qua Lô Thủy
(Kim Sơn Giang), đuổi theo quân Mạnh Hoạch.
Biết được quân chủ lực của Gia Cát Lượng đã sang bờ nam Lô Thủy, Mạch
Hoạch lập tức dẫn quân về phía nam khiến đạo quân Gia Cát Lượng thuận
lợi ở vùng Điển Trì hợp quân với Mã Trung và Lý Khôi ở phía đông và
tuyến giữa.
Lúc đầu nếu như Lý Khôi không giữ được phía bắc quận Ích Châu hoặc
như bị tiêu diệt, sẽ khiến đạo quân nam chinh chẳng thể hợp quân, chẳng
những không có thể tập kết lực lượng tác chiến đầy đủ, trái lại sẽ tăng thêm
thanh thế của quân làm phản, tạo thành hậu quả khó lường. Cho nên “Tam
quốc chí” có chép: “Bình định phương nam, công lao của Lý Khôi rất lớn,
quân Mạnh Hoạch rút về phương nam, gặp phải sự phản kích của quân Lý
Khôi, đành lại phải chạm trán với quân chủ lực của Gia Cát Lượng. Đại
quân hai bên đối trận ở thượng du sông Bàn Giang, triển khai một trận
quyết chiến, Mạch Hoạch tự nhiên chẳng phải là đối thủ của Gia Cát
Lượng, trong một lần quyết chiến, quân thua mà bị bắt sống.
Với trận thắng này đã có thể nói chiến sự nam chinh đã hoàn toàn kết thúc,
song Gia Cát Lượng lại không nghĩ như vậy. Ông ta cho rằng quân sự tuy
thắng lợi, song chính trị lại chưa thu được ưu thế, thắng ở sức mạnh mà
chưa thu phục được nhân tâm. Ông ta nghĩ đến đề nghị “Công tâm là đầu”
của Mã Tắc, quyết định phải thắng thật sâu thật xa, để triệt để giải quyết
vấn đề người nam làm phản.