KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 447

Chinh nam dằng dặc dặm trường
Vạn người ra lính mà không thấy về.
Sự uy hiếp đối mặt với đạo quân nam chinh của Thục Hán, Gia Cát Lượng
trong lòng đã biết khá kỹ, song tựa hồ ông nhằm mục tiêu cao hơn, đã chấp
nhận trả giá đến như vậy.
Nghe nói trong thời gian rất ngắn, mấy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lại theo
lời giao hẹn mà tha cho ông ta. Đến lần cuối cùng, Gia Cát Lượng lại hạ
lệnh cởi trói tha cho Mạnh Hoạch để ông ta được trở về trại cũ.
Song Mạnh Hoạch lại quỳ xuống dưới trướng, nói rằng: “Uy danh oủa ông
như trời, người nam không làm phản nữa!”.
Lịch sử chính thức ghi chép rất nhiều về cuộc nam chinh lần này, song La
Quán Trung tác giả “Tamquốc diễn nghĩa” lại căn cứ vào truyền thuyết dã
sử ở đó, viết ra chương hồi hơn 4 vạn chữ, ghi chép tỉ mỉ những tình tiết
Gia Cát Lượng 7 lần bắt sống Mạnh Hoạch, trong đó tính chân thực ra sao,
trong chương sau, chúng tôi sẽ tự thuật và phân tích hoàn chỉnh.
Cứ theo chính sử ghi chép, Gia Cát Lượng sau khi khiến Mạnh Hoạch toàn
tâm qui phục, mới tiến quân đến Điền Tây hợp quân với Mã Trung và Lý
Khôi, cũng chính thức kết thúc chiến sự ở Nam Trung.
Tam quốc chí có chép: “Mùa thu thì bình định xong”, Hoa Dương quốc chí
thì chép “Mùa thu đã bình định được bốn quận”, như vậy rõ ràng là vào
mùa thu, cứ theo Biên niên sử “Tư trị thông giám” ghi chép thì vào tháng 7,
khoảng trung tuần hoặc khoảng hạ tuần tháng ấy.
Gia Cát Lượng vào tháng năm vượt sông Lô Thủy, kể đến tháng 7 trước sau
mới hơn hai tháng, ví như kể từ tháng 3 xuất binh, chẳng qua chỉ hơn 4
tháng ngắn ngủi mà thôi. Thế lực phản loạn kéo dài 2, 3 năm, bị triệt để
bình định, chính xác phải quy công cho sách lược cơ bản “công tâm là đầu”.

6. Truyền thuyết bẩy lần bắt, bẩy lần tha trong dã sử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.