Tuy đang làm công việc thảo phạt Nam Trung, theo lịch sử ghi chép, Gia
Cát Lượng vẫn luôn lo lắng đến việc phòng thủ phương bắc, luôn nhắc nhở
việc phòng thủ ở đấy. Bởi thế phải chăng thực đúng như Tam quốc diễn
nghĩa mô tả, thâm nhập sâu vào cực nam của Nam Trung như thế, lại tiến
hành tác chiến chính trị “7 lần bắt 7 lần tha”.
Rốt cục Gia Cát Lượng phải chăng có 7 lần bắt sống Mạnh Hoạch, cũng
không dễ khảo chứng, song cứ theo ghi chép của Tam quốc diễn nghĩa, Gia
Cát Lượng vào sâu phương nam như thế, thời gian tiêu hao như vậy xem ra
tựa hồ rất không có khả năng. Song ở những vùng tây nam này, lại lưu
truyền không ít câu chuyện và di tích về chiến sự giữa Gia Cát Lượng và
Mạnh Hoạch. Vậy rốt cục việc này là như thế nào? Theo “Điển Vân kí
lược” của Trương Nhược Tú, những địa điểm đưa ra về 7 lần bắt Mạnh
hoạch, cơ hồ đều ở vùng Đại Lý và Bảo Sơn của Vân Nam. Lịch sử tuy có
chép 7 lần bắt 7 lần tha, song lại chẳng thấy chép Gia Cát Lượng đã đến
vùng Điền Tây. Vậy những câu chuyện và di tích ở đấy đã sản sinh ra như
thế nào?
Có không ít nhà nghiên cứu cho rằng, vùng đất Vân Nam theo truyền thuyết
Gia Cát Lượng đại chiến với Mạnh Hoạch phần lớn đều được nhắc đến từ
đời Đường, hơn nữa sau này lại còn miêu tả tường tận hơn, tựa hồ có chỗ
khoa trương phụ hoa. Rốt cục là để phù hợp với hình ảnh của ai?
Cứ theo tình hình đương thời mà xem, vùng Điền Tây là vùng cai quản của
Lã Khởi. Lã Khởi vẫn trung thành và sùng bái Gia Cát Lượng, tin rằng, ông
ta khi chấp hành chính sách ít nhiều đều mô phỏng hoặc giả truyền chỉ thị
của Gia Cát Lượng, cũng có thể bởi như vậy, người sau đã lấy sự tích của
Lã Khởi hợp vào hình ảnh Gia Cát Lượng.
Lại thêm người Hán ở Điền Tây càng ngày càng nhiều, họ lấy sự tích Gia
Cát Lượng ở Điền Đông đổi sang Điền Tây. Lại do chính sử thiếu ghi chép,
ảnh hưởng của Gia Cát Lượng đối với vùng Nam Trung rất lớn, các chuyện
truyền kỳ và di tích dựa vào tâm lý này đã phát triển rất mạnh.
La Quán Trung ắt là đã dựa vào những câu chuyện truyền thuyết này để
chỉnh lý kỹ thêm mà viết ra tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Thực ra
truyền thuyết bảy lần bắt Mạnh Hoạch chẳng những lưu truyền ở vùng tây