Quân chi viện của Ngụy Diên, khi đến Lục Bàn Sơn, được biết tin tức Nhai
Đình thất thủ. Nguỵ Diên với kinh nghiệm phong phú biết rằng Nhai Đình
vừa mới mất, đường tiếp vận cho quân bắc chinh bị cắt đứt, Gia Cát Lượng
sẽ rút quân. Đại quân của mình đóng giữ ở quận An Định phía bắc, rất có
thể bị cô lập, thành ra bi kịch toàn quân tan rã, bởi thế không mau chóng
hành động không được. Ông ta vội vã phái sứ giả thông báo cho đội quân
đang giữ quận An Định lập tức vòng ngay qua Lục Bàn Sơn nhằm hướng
Lũng Tây rút quân, còn tự mình dẫn quân chi viện từ Lục Bàn Sơn đến tiếp
ứng, cùng hội quân Gia Cát Lượng.
6. Hỗn loạn phải dùng đại hình, gạt lệ mà chém Mã Tắc.
Quả nhiên Gia Cát Lượng ở doanh trại Kỳ Sơn, được báo cáo Nhai Đình
thất thủ, bởi lo lắng đến sự an toàn của toàn quân, lập tức hạ lệnh rút quân.
Ông ta sớm rút quân đến Tây Thành, bố trí lại phòng ngự, chuẩn bị tiếp ứng
quân sĩ bắc chinh đang lục tục rút về. Mã Tắc cùng một số tàn quân đầu
tiên, chạy về doanh trại, xin chịu tội trước Gia Cát Lượng, sau đó quân
Vương Bình cũng an toàn rút về, song cũng tổn thất đến 2 phần 3. Tiền
quân của Ngụy Diên trải qua muôn nghìn gian khổ gắng chạy về được cũng
tan tác quá nửa. Gia Cát Lượng hạ lệnh cho đạo quân Mã Trung vẫn còn
nguyên vẹn đi chặn hậu, bố trí phòng ngự ở Nam Kỳ Sơn để ngăn cản quân
Tào Ngụy đuổi đánh. Để tránh tiết lộ tình hình quân lực Thục Hán, Gia Cát
Lượng cưỡng chế hơn 1000 hộ dân ở Tây Thành dời đến Hán Trung, cuộc
bắc chinh lần thứ nhất đến đây có thể nói là đã thất bại.
Tam quốc diễn nghĩa miêu tả khi Gia Cát Lượng rút về Tây Thành, do vội
vã chuẩn bị không kịp, bị quân Tư Mã Ý đuổi đánh. Bất đắc dĩ Gia Cát
Lượng đành mạo hiểm, lấy “không thành kế” (thành lũy rỗng) để lừa Tư
Mã Ý nên giữ được tính mạng. Trong màn kịch nổi tiếng kể về chuyện này,
nhà tiểu thuyết đã miêu tả những câu chuyện “Mất Nhai Đình”, “Không