để đối phó với những cuộc bắc phạt liên tục của Gia Cát Lượng, đến nỗi
quân lực Mãn Sủng có thế sử rất rộng, một thời gian cũng cảm thấy rất đỗi
đau đầu.
Trải qua đánh giá cẩn thận Mãn Sủng quyết định chọn sách lược kiên trì
phòng thủ, ông ta hạ lệnh tướng trấn thủ các nơi đóng cửa thành, tự mình
dẫn đại quân chủ lực, chuẩn bị nghênh chiến với đội quân bắc chinh của
Tôn Quyền, mặt khác thì xin Tào Tuấn chi viện thêm.
Xem xét kỹ chiến cục, Tào Tuấn quyết định ngự giá thân chinh đối kháng
với Tôn Quyền.
Tháng 7, chiêu mộ đội cảm tử, Mãn Sủng đột kích đại bản doanh của Tôn
Quyền; người cháu của Tôn Quyền là Tôn Thái bị tử trận, quân Ngô bị vấp
ngã nghiêm trọng, lại thêm khí trời nóng bức, quân Ngô phần lớn nhiễm
dịch bệnh, lại nghe nói Tào Tuấn tự mình dẫn 30 vạn đại quân, đã tiến sát
mấy trăm dặm, Tôn Quyền vội lo lắng nếu giao chiến ác liệt thì quân đội
của mình bất lợi phải khẩn cấp hạ lệnh rút quân.
Tôn Chiếu bố trí ở Hoài Âm, cũng bởi Tôn Quyền đã rút quân mất đi bình
phong che chở, cũng rút về Trường Giang.
Lục Tốn đang ở chiến tuyến Kinh Châu nghe tin, lập tức phái tướng thân tín
là Hàn Biểu đến gặp Tôn Quyền xin chỉ thị tác chiến, không may Hàn Biểu
giữa đường bị quân thám báo của Tào Ngụy bắt sống.
Gia Cát Cẩn đang ở tiền tuyến nghe được tin này, rất đỗi hoang mang, lập
tức phái người đến thông báo với Lục Tốn: “Đại quân của chúa thượng đã
rút về Giang Nam quân giặc lại bắt được Hàn Biểu, khó khăn trước mắt của
chúng ta rất nhiều, xem ra phải mau chóng rút quân vậy!”.
Lục Tốn thấy sứ giả đến cũng không nói năng hoặc trả lời gì, trái lại trước
mặt sứ giả, còn bắt người đi trồng đậu, còn mình vẫn đánh cờ, bắn tên
chẳng khẩn trương chút nào.
Sứ giả về báo lại với Gia Cát Cẩn, nghe nói vậy Gia Cát Cẩn không khỏi
cảm thán rằng: “Bá Ngôn (tức Lục Tốn) vẫn có khí chất lớn, nhiều mưu
lược, nghĩ rằng sớm đã có kế sách đối phó”, bèn tự mình đến thỉnh giáo Lục
Tốn .