nam chinh bị tổn thất nghiêm trọng, tình hình Quan Trung bị ảnh hưởng rất
lớn, địa vị của Tào Sảng cũng xuống thấp.
Tưởng Uyển bị bệnh nặng, nhường chức quyền cho đại tướng Phí Vỹ, Lưu
Thiện lấy Phí Vỹ làm Thứ sử Ích Châu, cũng lấy Đổng Doãn làm Thượng
thư lệnh để giúp đỡ.
Tháng 11 Tưởng Uyển từ trần, Phí Vỹ đến Hán Trung xem xét kỹ hệ thống
phòng vệ.
Tháng 12, Đổng Doãn đang giữ Thành Đô ngã bệnh từ trần, trong lúc khẩn
cấp Lưu Thiện đề bạt Thượng thư Lã Nghệ làm Thượng thư lệnh.
Đổng Doãn cá tính nghiêm nghị, hết lòng vì việc công, đến như Lưu Thiện
cũng phải nể sợ. Lưu Thiện rất ái mộ hoạn quan Hoàng Hạo, song Đổng
Doãn đang ở triều đình thì Hoàng Hạo không dám làm bừa, trong thời gian
Đổng Doãn còn sống, Hoàng Hạo về quan chức không vượt qua chức
Hoàng môn thừa.
Phí Vỹ cá tính ôn hoà, thiếu sự kiên quyết như Tưởng Uyển và Đổng Doãn,
cứ theo yêu cầu của Lưu Thiện lấy Trần Chi thay Đổng Doãn làm Thị
trung. Trần Chi bên ngoài có vẻ uy nghi, nhiều tài nghệ, có mưu trí nên Phí
Vỹ ngộ nhận là Trần Chi có tài như Đổng Doãn. Song Trần Chi chỉ tốt mã
mà thôi, ông ta với Hoàng Hạo đắp đổi trong ngoài, khiến Hoàng Hạo có cơ
hội can thiệp vào triều chính, làm đến Trung thường thị.
Kể từ Gia Cát Lượng mất đến khi Tưởng Uyển mất là 11 năm (năm 234 đến
năm 245) tình hình ba chân đỉnh Tam quốc không có biến động lớn, Thục
Hán thực lực tuy yếu, song dựa vào địa lợi Tần Xuyên, lại thêm Gia Cát
Lượng bồi dưỡng không ít nhân tài, về chính trị, quân sự, kinh tế đều có
thực lực, nếu Tào Ngụy và Đông Ngô đều nhân cơ hội Gia Cát Lượng mất
và muốn giành thắng lợi là không dễ dàng.
Tôn Quyền có danh tướng Lục Tốn phụ tá, thực lực lại càng mạnh. Người
con của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Thuộc sau khi nắm quyền ở đông chiến
tuyến, tích cực sửa sang việc bắc phạt, khiến quan hệ hai bên mười mấy
năm bình lặng trở nên đối đầu, ngày mỗi căng thẳng, Trái lại giữa Tương
Dương - Giang Lăng do danh tướng Lục Tốn chỉ huy, lại chẳng hề có chiến
sự gì.