KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 637

Khác nóng vội muốn bắc phạt, song Tôn Quyên tuổi cao có xu hướng bảo
thủ, Đông Ngô ở giai đoạn này, chẳng có việc gì nổi trội.
Hai năm sau vào năm 248 sau Công Nguyên, sau khi Phí Vỹ kế tục Tưởng
Uyển, lại ra đóng đồn ở Hán Trung, trù bị việc bắc phạt. Duy có một điểm
khác trước là Phí Vỹ không giữ binh mã của phe mình ở Thành Đô. chỉ lấy
phương thức chỉ huy đại cục từ xa mà khống chế. Phí Vỹvắng mặt, không
khí của triều đình Thục Hán lại càng xấu đi.
Đại tướng quân Tào Sảng của Tào Ngụy sau khi mất chủ quyền khống chế
ngày càng kiêu sa vô độ, về y phục, ăn uống đều có chỗ vượt quyền, lại
thêm tửu sắc quá mức, cuối cùng bị lão thần Tư Mã Ý cùng các con là Hộ
quân Tư Mã Sư, Tấm kỵ thường thị Tư Mã Chiêu lập kế giết đi, thực lực
của họ Tào trong chiến quyền mau chóng giảm sút.
Một phái quan trọng khác là họ Hạ Hầu cũng bị họ Tư Mã gạt bỏ nghiêm
trọng, những người con của Hạ Hầu Uyên như Chinh tây tướng quân Hạ
Hầu Huyền, Tả tướng quân Hạ Hầu Bá đều rơi vào nguy cơ lớn.
Bè phái Tư Mã Ý bao gồm cả Chinh tây tướng quân Quách Hoài, Thứ sử
Ung Châu Trần Thái, dần dần giành địa vị chính. Hơn nữa các tướng lĩnh
của phái Thiếu Tráng được Tư Mã Ý đặc biệt đề bạt, trong đó Thái thú Nam
An là Đặng Ngải có biểu hiện đột xuất nhất, đã dần dần nắm được lực
lượng chính ở Quan Trung.

3. Khương Duy bắc phạt
Năm 249 sau Công Nguyên tức là 15 năm sau khi Gia Cát Lượng từ trần,
Vệ tướng quân Khương Duy xứng đáng là đệ tử của Gia Cát Lượng, sau 3
năm sửa sang ở Hán Trung, bắt đầu chuẩn bị tích cực việc bắc phạt.
Tuy phụ trách ngăn cản Khương Duy là Lão tướng Quách Hoài, song Đặng
Ngải cũng mang quân Quan Trung tham gia vào chiến trường này, triển
khai cuộc đối trận ác liệt kéo dài suốt mười mấy năm giữa Khương Duy và
Đặng Ngải.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.