Thực ra, biến đối lớn nhất là chính quyền Tào Ngụy có diện tích rất lớn,
thực lực lại mạnh. Ngụy Minh đế Tào Tuấn mất lúc 35 tuổi, do không có
con lấy con nuôi là Tào Phương kế thừa. Tuy có người con của Tào Chân là
Tào Sảng phụ tá, song tính hợp pháp của việc Tào Phương kế thừa rất yếu,
Tào Sảng lại quá trẻ thiếu kinh nghiệm, đại quyền quân chính dần dần rơi
vào tay Tư Mã Ý cả.
Thế lực họ Tào bất mãn với sự khuếch đại lực lượng của họ Tư Mã, đấu
tranh giữa hai bên càng thêm ác liệt, cũng ảnh hương đến sự thống nhất của
Tào Ngụy không ít.
2. Chính quyền ba nước phát sinh biến hoá
Chính quyền Thục Hán sau năm 246 bắt đầu có cải biến lớn.
Phí Vỹ có tài năng học thức, tuy được lựa chọn đột xuất, song hiệu suất
công tác còn vượt cả Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển. Là người có cá tính
ôn hoà, ông ta có nhiều nhân nhượng trước việc quá cương kỷ, sự nghiêm
minh pháp trị và phong cách thanh liêm mà Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển
xây dựng và duy trì đã dần dần bị phá hoại, vấn đề trong chính quyền Thục
Hán tàng thêm nhiều, sự thống nhất lực lượng yếu dần đi.
Ở triều đình Thục Hán, các đại phu lấy Đại ti nông Mạnh Quang làm chính,
đương nhiên cùng thấy rằng đây là nguy cơ, họ đề nghị lấy Khương Duy
làm Vệ tướng quân, cùng với Phí Vỹ làm Lục thượng thư, song đê cũ lắm
lỗ hổng đã thấy phá ra, muốn khôi phục phong thái chính trị ngày xưa cũng
không thể được.
Đại học giả hàng đầu của Thục Hán là Tiêu Chu ra sức khuyên hậu chủ Lưu
Thiện thi hành tiết kiệm, bỏ không khí hội hè ca hát, lại bị Lưu Thiện cự
tuyệt ngay ở triều đình.
Ở Đông Ngô, Lục Tốn bị bệnh từ trần, Bộ Chất kế nhiệm làm Thừa tướng,
Uy bắc tướng quân Gia Cát Khác làm Đại tướng quân thay thế Lục Tốn trấn
giữ Vũ Xương, phụ trách phòng vệ tây chiến tuyến của Đông Ngô. Gia Cát