Đương, Trung Hoàng, Long Đằng, Điểu Phi, Hổ Dực, Chiêt Xung, Liên
Hành, Ác Cơ, ngoài trận đá ở đây, di tích trận đá Bát trận đồ, còn thấy ở hai
địa phương khác, một nơi ở huyện Miễn tỉnh Thiểm Tây gần với phần mộ
Gia Cát Lượng, một nơi thuộc huyện Tân Quận tỉnh Tứ Xuyên.
Đỗ Mục trong cuốn “Tôn Tử tập chú” có viết: Gia Cát Vũ Hầu lấy đá xếp
ngang dọc theo tám cửa làm trận đồ, những điều kỳ lạ đều thấy ở đấy.
Cứ theo tư liệu cho thấy Bát trận đồ của Gia Cát Lượng, về biến hoá mà
nói, lấy thiên, địa, phong, vân, phi long, tường điểu, hổ dực, sà bàn làm trận
hình cơ bản, trong đó đại trận ôm tiểu trận, doanh trại lớn ôm doanh trại
nhỏ, trong di tích ở Phụng tiết có thể phát hiện ở đó có 64 trận, là số sa bàn
ở nơi đóng quân thao diễn trận pháp.
Trận đá ở Tân Quận có số trận pháp đứng đầu là 128 trận, đấy nói chung
đều là những trận thế dùng trong tấn công hoặc dã chiến.
Theo truyền thuyết, quy mô lớn nhất là ở Thành Đô, là một trận pháp doanh
trại có 256 trận, là phương thức bầy trận dùng trong đóng trại lâu ngày,
khiến cho công năng vận động ở các doanh trại riêng đều hoàn toàn được
phát huy, chẳng những động viên được lực lượng cơ động rất lớn mà khả
năng phòng ngự cũng rất mạnh. Sử liệu có chép: “Gia Cát Lượng đên đóng
quân, từ lũy trại, bếp, bờ rào, nhà xí, chướng ngại vật, đều có qui cách và vị
trí nhất định, một chút cũng không vội vã”. Gia Cát Lượng bị bệnh mất ở
gò Ngũ Trượng, Tư Mã Ý sau khi Thục Hán rút quân, xem xét kỹ lưỡng
công sự và bố trí ở doanh trại, không khỏi cảm thán rằng: “Thực là thiên hạ
kỳ tài vậy!”.
Có thể tin rằng đấy là một loại Bát trận đồ mà Gia Cát Lượng đã sáng tạo
ra.
BINH PHÁP VÀ TÁC PHẨM CỦA GIA CÁT LƯỢNG
Trương Chú khi biên tập cuốn Gia Cát Vũ Hầu văn tập, trừ những sáng tác
rõ ràng của người khác, cơ hồ bao quát cả những tác phẩm của Gia Cát