- Đây là nơi chúng tôi đã tìm thấy cháu – Makwa bảo nó.
Jimmy nhìn. Tất cả mọi chuyện quay lại với nó một cách sống động – cái
lạnh, thức giấc trên những ngọn đồi đầy đá cuội và cánh rừng ma quái,
cuộc đi bộ vất vả qua khu rừng, những chiếc xuồng thổ dân phóng xuống
dốc. Thế rồi tâm trí nó tiếp tục đi xa hơn theo chuỗi sự kiện. Nó cảm thấy
nhịp lắc lư kẽo kẹt của con tàu, nụ hôn chúc ngủ ngon trên môi nó, giọng
nói đầy quan tâm của mẹ nó.
- Nó có xa New York không? – Một lần nữa nó hỏi Makwa.
Và Makwa, đã được Antoine Laviolette nói cho biết đôi điều, dù mơ hồ, trả
lời nó giống như lần trước: “Rất xa.” Nhưng ông không nói gì thêm, vì ông
biết giờ đây thằng bé phải rời khỏi họ, và tim ông thấy buồn.
Về vấn đề này, một người thổ dân, hoặc thật ra bất kỳ một tay áp tải hàng
miền bắc nào, không thích tới chặng cuối hành trình của mình vào lúc xế
chiều. Nó làm mất đi ấn tượng của sự kiện. Thông thường, ông thích dựng
trại cách điểm đến chừng mười lăm phút hơn là bỏ lỡ cuộc đi vào thị trấn
long trọng và được nhiều người quan sát. Trong trường hợp này cũng thế.
Makwa và người của ông dựng trại ở bìa cánh rừng ở mé ngoài Chapleau
và đường tàu Canadian Pacific. Nhưng đối với Jimmy, trông chỗ này không
khác gì, cũng không gần với văn minh hơn so với điểm hợp lưu của hai
dòng sông cách đó vài trăm dặm về phía bắc.
Nhưng đêm đó, sau khi quấn quanh mình tấm áo choàng da thỏ, trái với
thói quen thường ngày, nó không thiếp ngủ ngay lập tức. Ngọn lửa nhảy
múa với những cái bóng. Jimmy mơ màng nhìn chúng. Những ý nghĩ gợi
nên bởi những lời giản dị của Makwa không hề giảm đi. Lần đầu tiên tim
nó, với tất cả sức mạnh, hướng về ngôi nhà mà nó đã rời khỏi một cách bí
ẩn. Từng chi tiết lần lượt hiện ra trong tâm trí nó – cái giường êm ái, căn
phòng xinh xắn, những món đồ chơi, những người giúp việc lặng lẽ, những
gian phòng ấm áp, và trên tất cả là bà mẹ trẻ xinh đẹp của nó, người rất đỗi