Họ nhìn di tích của nhà hát cổ với vẻ mặt như thể họ chờ đợi một ban
đồng ca Hy lạp sắp ra mắt cùng với các nghệ sĩ cổ đi giày kiều cổ, đeo mặt
nạ, diễn vở kịch lý thú dành riêng cho họ.
Dường như mọi vật xung quanh đều là của họ, theo một đặc quyền cổ
đại không thể hồ nghi gì được. Pêchya cảm thấy họ thực sự là chủ nhân
toàn quyền của tất cả mọi thứ. Thế giới là của họ, hay ít ra cũng giống như
họ, còn nước Nga thì chắc chắn là của họ.
Pêchya cảm thấy những người Nga lưu vong ở nước ngoài càng có vẻ
lạ hơn. Họ hoàn toàn trái ngược với những người du lịch.
Họ là những người trí thức nghèo, áo quần xoàng xĩnh. Họ đi toa hạng
ba, đi bộ, ở những nhà trọ bé nhỏ, rẻ tiền nhất. Vì thế, bố con Batsây
thường gặp họ, và chẳng bao lâu Pêchya đã có quan niệm khá chính xác về
họ.
Đây là những người đàn ông và đàn bà giống như những người mà gia
đình Batsây thường gặp ở nhà trọ tại Usi. Những người lưu vong làm chính
trị! Nhiều lần Pêchya nghe thấy họ lớn tiếng nói những từ “chính trị” khác
nhau, những từ ấy bao giờ cũng làm cho Vaxili Pêtrôvits bối rối.
Họ luôn luôn tranh cãi với nhau, hoàn toàn không để ý gì đến xung
quanh, và tranh cãi ở những chỗ hoàn toàn không thích hợp: ở nhà ga trước
khi tàu chạy; trong núi cạnh thác nước đang tưới bụi nước lên những cành
dương sỉ run rẩy, ở bàn hiệu ăn, ở nhà bảo tàng, khi xem những hòn sỏi bị
cưa làm đôi, bên trong lấp lánh những tinh thể amêtit màu hoa cà.
Pêchya cho rằng những người lưu vong bị lôi cuốn bởi một công việc
chung. Đó là hoạt động chính trị, nhưng hoạt động chính trị là thế nào thì
thằng bé chỉ có thể phỏng đoán một cách mơ hồ. Pêchya biết rằng họ “đấu
tranh chống chế độ chuyên chế”. Và họ đi đây đi đó không phải là để du
lịch, mà bởi vì công việc chung luôn luôn buộc họ phải đi,
Có lần, ở Giơnevơ, bố con Batsây đã gặp một nhóm người lưu vong
khá đông. Chuyện xảy ra trên một hòn đào nhỏ cạnh tượng Ruxô. Những