đỗ lâu ở tất cả các ga chính và ga xép. Không có chỗ ngồi đánh số. Ngày
đêm ba bố con họ ngồi trên ghế gỗ của toa xe hạng ba đầy chật hành khách.
Đây không còn những hành khách áo quần tề chỉnh, lễ độ và thiện ý
trên các xe lửa Thụy sĩ: những khách du lịch và chủ trại. Đây là những
người Áo nghèo: thợ thủ công đi làm ăn đây đó, đem theo dụng cụ của
mình, lính trù bị, lính chính qui, đàn bà đi buôn, những người Do Thái theo
Cựu kinh ước mặc áo ngoài dài vạt bằng vài láng, đi tất trắng, tóc mai dài
xoắn vểnh lên, đến nỗi ta có cảm giác đấy là tóc giả dán vào thái dương.
Có nhiều người Xlava: người Tiệp, Ba Lan, Xecbi, một số người mặc
y phục dân tộc. Họ hút xì gà hôi xì và tẩu thuốc bằng sứ có ống dài thõng
xuống và cổ tua màu lá mạ. Họ ăn xúc xích khô của Áo với tỏi và ớt, làm
cho cả toa xe sặc cái mùi nồng nặc của địa phương, “cái mùi khó ngửi”,
như Vaxili đã nói sau khi đã hít phải mấy lần.
Họ nói chuyện bằng các thứ tiếng Xlava pha trộn thổ ngữ xen lẫn cả
một số tiếng Đức.
Đa số hành khách đi chặng đường ngắn. Đến mỗi ga, một số xuống
tàu, một số khác lên tàu. Có lần, ở một chỗ đỗ, một ông già chơi đàn thụ
cầm bước vào toa xe, ông ta mặc chiếc áo bludông mầu lá mạ của người đi
săn, cúc áo làm bằng sừng hươu không đánh nhẵn, nom ông ta giống hoàng
đế Áo Frăngxoa Jôdep. Ông ngồi vào một góc, bắt đầu quay tay đàn và
chơi liền chín bài Vanxơ và hành khúc Viên, sau đó ông ta bỏ chiếc mũ
Tirôn cũ kỹ để lộ ra mái đầu hói và củi chào một cách phong nhã, đường bệ
như bậc vương giả, đi suốt lượt các hành khách, nhưng chẳng ai cho cái gì,
trừ một người đàn bà khóc: bà lấy trong ví ra mấy đồng tiền đồng, bọc vào
mảnh giấy rồi đặt vào mũ ông già chơi đàn. Thế rồi ông già thở phì phò,
vác lên lưng cỗ đàn trang điểm những chuỗi hạt huyền xơ xác và xuống xe
ở ga gần nhất.
Xe lửa lại tiếp tục đi, nhưng bên tai Pêchya vẫn còn văng vẳng những
âm thanh não lòng của cổ thụ cầm cũ kỹ. Những âm thanh ấy rất hợp với
tâm trạng thằng bé, với cảnh nghèo nàn, lộn xộn và buồn rầu tạo nên bởi