I
CÁI CHẾT CỦA TÔNXTÔI
Gió biền lồng lộng, cuốn theo mưa, giật phăng những chiếc dù nhỏ
trên tay khách bộ hành. Sáng sớm, ngoài đường vẫn còn tối, cảnh vật cũng
u ám và ảm đạm như tâm hồn Pêchya lúc này.
Ngay từ xa, chưa đến cái cổng quen thuộc, Pêchya đã thấy một toán
người không đông lắm đứng túm tụm trước quán bán báo. Báo hôm nay ra
chậm, vừa được chở tới hàng bó, Người ta hao hức tháo ra từng bó. Những
trang báo mở rộng bay phần phật và thoáng chốc đã xẫm lại dưới làn mưa.
Trong đám đông, có mấy người ngả mũ, một người đàn bà khóc nức nở,
đưa chiếc khăn tay vo tròn lên lau nước mắt và áp vào mũi.
“Thế mà ông ấy vẫn cứ chết.”
Pêchya nghĩ thầm. Lúc này nó đã nhìn thấy rõ những trang báo viền
khung tang đậm nét và bức chân dung màu đen nhòe nhoẹt của Lep
Tônxtôi với bộ râu trắng quen thuộc.
Pêchya đã 13 tuổi, Cũng như mọi thiếu niên khác, nó khiếp sợ sự chết
chóc, Mỗi lần có người quen nào sắp qua đời, Pêchya cảm thấy ghê rợn
trong lòng và phải sau một thời gian dài, nó mới lại hồn, tựa hồ như vừa
qua cơn ốm nặng.
Nhưng lần này, nỗi khiếp sợ của nó lại khác hẳn. Nó không hề quen
biết Tônxtôi. Thậm chí nó không tưởng tượng nổi cuộc sống con người của
Tônxtôi. Lep Tônxtôi là một nhà văn nổi tiếng cũng như Puskin,
Turghêniep, Gôgôn. Trong ý thức cúa nỏ. Lep Tônxtôi không phải là người,
mà là một hiện tượng. Giờ đây ông đang hấp hối ở ga Axtapôvô, và cả thế
giới từng ngày từng giờ lo lắng, nóng lòng chờ tin ông. Pêchya sống trong
tâm trạng chung ấy, tâm trạng chờ đợi cái biến cố quái lạ, không thể nào
xảy ra với một hiện tượng bất tử mang tên Lep Tônxtôi. Khi việc ấy đã