Trong mấy ngày liền, cái chết của Tônxtôi là mối quan tâm chủ yếu và
duy nhất của xã hội Nga. Những số báo đặc biệt cho biết vô vàn chi tiết về
việc Lep Nicôlaievits rời làng Iaxnaia Pôliana ra đi như thế nào. Các báo
đăng hàng trăm bức điện đánh từ ga Axtapôvô, thuật lại giờ phút cuối cùng
của nhà văn vĩ đại,
Bỗng chốc, cái ga Axtapôvô nhỏ bé, chẳng mấy ai biết tới, đã lừng
danh khắp thế giới và cũng nổi tiếng như làng Iaxnaia Pôliana, còn tên tuổi
người trưởng ga - một ông Ôzôlin nào đó, đã nhường nhà cho Tônxtôi
trong giờ phút hấp hối, được tất cả những người có học thức nhắc đi nhắc
lại không biết bao nhiêu lần cùng với tên nữ bá tước Xôphia Andrêevna
)
và Tsêrtkôp. Những tên mới “Axtapôvô” và “Ôzôlin” cũng đi theo Tônxtôỉ
xuống mồ. – Đối với Pêchya những chữ ấy đáng sợ không kém gì những
chữ cắt giấy màu đen dán trên các dải băng trắng của vành hoa tang.
Pêchya ngạc nhiên nhận thấy tất cả chính phủ lẫn giáo hội, cảnh sát và
sen đầm đều có quan hệ thế nào đó với cái chết mà mọi người gọi là “tấn bi
kịch” này. Vào những ngày ấy hễ Pêchya gặp trên đường phố chiếc xe mui
của giáo chủ với một thầy tu ngồi cạnh người đánh xe hay chiếc xe bốn
bánh sang trọng của ông chánh cẩm thì nó tin chắc rằng cả ông chánh cẩm
lẫn giáo chủ đang đi làm một việc gì khẩn cấp có dính dáng đến, cái chết
của Tônxtôi.
Chưa bao giờ Pêchya thấy ba nó như trong mấy ngày ấy: không hẳn là
xúc động, phải nói là ở trạng thái xuất thần linh diệu. Nét mặt ông thường
ngày vẫn đôn hậu, chất phác bỗng trở nên nghiêm nghị, trông trẻ hẳn ra.
Trên vầng trán cao, đẹp như trán bức tượng nghệ thuật, mái tóc ông chải lật
về sau, như kiểu tóc sinh viên. Duy có đôi mắt già nua, đỏ hoe và đẫm lệ
sau cặp mắt kính là biểu lộ một nỗi đau buồn sâu sắc đến nỗi Pêchya bất
giác cảm thấy thương bố đến đứt ruột. Ông Vaxili Pêtrôvits bước vào và đặt
lên bàn hai chồng vở học sinh bó chắc bằng dây gai. Trước tiên ông thay
áo, mặc chiếc áo vét tông dùng ở nhà, lấy chiếc mùi soa ở túi trong tấm áo