KHU TRẠI TRONG THẢO NGUYÊN - Trang 7

Cũng như nhiều nhà văn khác thuộc thời kỳ này, V. Kataep bước vào

làng văn qua lối chiến hào bằng những bản tin và bút ký mặt trận. Tiếp theo
là những ngày sôi nổi của Cách mạng. Trong những giờ phút gay go và
căng thẳng, con người thường trưởng thành sớm hơn tuổi tác, nhất là nhà
văn, và chính trong cơn lốc cách mạng ấy tài năng của nhiều nhà văn, trong
đó có V. Kataep đã nảy nở một cách mau lẹ và vững chắc. V. Kataep đã
trưởng thành trước khi ông từ giã tuổi thiếu niên. Thế nhưng đối với V.
Kataep ngay cả khi tuổi niên thiếu đã qua rồi, ông vẫn còn giữ được rất lâu
tâm hồn khát khao được quay lại đầm mình trong tuổi niên thiếu, và quả
thực nhà văn đã trở lại sau những lần “trở về” ấy. V. Kataep là một trong
những người trong khi vẫn vui vẻ tiếp nhận tuổi đời và say sưa với những
công việc của “tuổi tác mình” nhưng vẫn háo hức sống với những năm
tháng đã qua, có khi là những tháng năm xa xôi tưởng như chẳng mấy ai
còn nhớ tới nữa - những năm tháng có khi vui tươi, đầy mơ ước háo hức,
song cũng có khi buồn.

Vào những năm thứ hai mươi, khi tuổi đời và tuổi nghề của nhà văn

chưa có bao lăm, các nhân vật trong sáng tác của ông thường là những kẻ
nhàn tản vô vị: người ta chơi cờ, chơi bài, người ta đùa với tình yêu và dỡn
trong đủ mọi quan hệ. Thế nhưng ông chưa có đủ ngay lòng căm thù với
những kẻ thù của nhân dân để hành động và chỉ trong cuộc đấu tranh cách
mạng, đấu tranh với bản thân để đưa ông đến “Cái giếng thần” (1966), thì
lòng căm thù trong ông mới chín muồi, mới trở nên sôi sục, và được sử
dụng không đến nỗi uổng phí. Nhà văn đã thấy được mình viết cho ai và
chống ai. Lúc này trong sáng tác của ông thể hiện rõ khuynh hướng bi hùng
và châm biếm: “Trong thành phố bị bao vây” (1922); “Bút ký về cuộc nội
chiến” (1924). Tuy nhiên người ta vẫn thấy trong sáng tác của ông phảng
phất “cái thứ triết lý của anh tiểu tư sản, cái thứ triết lý của những người
không muốn xây dựng lại cuộc đời, văng vẳng tiếng thở dài mệt mỏi trong
cuộc đấu tranh chống đói nghèo, dốt nát...”.

Vào những năm 30, khi nhân dân Liên Xô náo nức hưởng ứng dự định

táo bạo của Đảng CSLX: xây dựng trong thảo nguyên hoang vu “Pugatsep”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.