đại kia, thì bỗng nhiên cuốn tiểu thuyết “Cánh buồm trắng cô độc” (1936)
xuất hiện như một hành trình đường đột, bí mật quay lại thời thơ ấu xa xưa
tưởng như đã lu mờ sau khói bụi của công trường và nhà máy - thời gian.
Uống nước nhớ nguồn. Cái hôm nay đã bắt đầu từ đâu và bắt đầu như
thế nào?! Ông quay lại quá khứ không phải “đơn giản” như người ta tưởng,
và sự ra đời của cuốn “Cánh buồm trắng cô độc” cũng không phải là một
“bỗng nhiên”, vì một nhà văn nghiêm khắc viết về quá khứ không thể là
“bỗng nhiên”. Cuộc sống của ông diễn ra theo hai chiều đối nhau: chạy
nhanh lên phía trước sánh bước với thời gian và đồng thời quay lại suy tư
về những cái đã qua, đó quả là một quá trình lao động gian khổ: thu thập tư
liệu, xác định tâm trạng - cái quyết định sắc thái của cuốn sách.
Chính V. Kataep đã xác nhận rằng từ lâu ông vẫn hằng mong ước
được hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình: - Năm 1905, một ngày tháng sáu
oi bức. Trên kè đá bờ biển Ôđexxa chật ních người. Bầu không khí trầm
lặng đầy vẻ lo âu, rùng rợn.
Một chú bé tám tuổi, trố mắt ra vì kinh ngạc, cố lách mình qua đám
đông, len lỏi đến tận hàng rào sắt. Chú bé nhìn thấy chiếc chiến hạm ba ống
khói “Pôchômkin” với lá cờ đỏ tung bay trong gió đã nổi dậy và giờ đây
đang tiến gần về phía bờ biển Ôđexxa, Và ông kể lại rằng: “Cả thành phố
vui mừng chào đón tin nổi dậy của chiến hạm. Và từ giờ phút ấy trong tôi
bắt đầu nhen nhóm một ý thức. - Hình ảnh kỳ diệu của con tầu “nổi loạn”
cứ bám riết theo nhà văn trên mọi nẻo đường sáng tạo của ông. Nhưng thời
thơ ấu ấy không phải chỉ là sự hồi tưởng cá nhân đầy xúc động, mà còn là
một giai đoạn lịch sử đẫm máu. Về cái bi tráng của tháng năm này ông đã
viết truyện ngắn “Rôđiôn Giukốp” (1926).
Rôđiôn Giukốp là một trong 700 thủy thủ của chiến hạm “nổi loạn”
“Pôchômkin” đã đổ bộ lên bờ biển Rumani. Sau đó họ tản đi khắp thế giới
và không mấy ai biết đến số phận của họ ra sao nữa. Nhưng Rôđiôn Giukốp
là một người không thể sống xa tổ quốc, biết là nguy hiểm anh vẫn tìm
cách trở về. Anh đã trở về và sau nhiều ngày đêm lang thang trong thảo