Khi tôi còn học phổ thông, các lớp học lịch sử đều bắt đầu
bằng cuộc chiến giữa Anh và Afghanistan. Tiếp theo đó là thời
“hiện đại” mà bản thân cha mẹ tôi đã sống, dưới triều đại của Vua
Mohammed Zahir Shah, và sau khi ông ta bị phế truất trong một
cuộc đảo chính quân sự vào năm 1973, dưới tay người em họ
Nohammed Daoud của ông ta.
Tôi vẫn nhớ chuyện thầy giáo dạy sử của mình, khi giảng về cuộc
chiến tranh Anh-Afghanistan diễn ra vào thế kỷ XIX, đã bị lỡ lời
rất buồn cười và lẫn lộn khi làm một so sánh lịch sử như thế này.
“Người Liên Xô”, thầy nói, “đã rời khỏi Afghanistan vào năm 1878,
giống như người Anh năm 1989. Ấy chết. Thầy nhầm. Mà dù
sao thì cả hai trường hợp họ cũng về cùng một kiểu - bại trận rồi rút
lui.”
Mùa đông năm 1988-89 là mùa đông tôi đặc biệt nhớ rõ. Liên Xô
sắp sửa rút quân khỏi đất nước chúng tôi. Kabul năm đó lạnh chưa
từng thấy. Hầu như trong thành phố không còn dự trữ. Lực lượng
Kháng chiến đã tiến hành chiến thuật vây hãm thủ đô Kabul,
chúng tôi đã bị thiếu thốn đủ điều. Tôi cùng chị gái tôi chia nhau
ra xếp hàng trước hai hiệu bánh mì để mua sáu ổ bánh. Mua xăng
dầu cũng vậy, vì các cột điện cao thế đã bị Lực lượng Mujahidin phá
hủy, mọi người đã phải dùng mùn để nấu nướng và sưởi ấm bằng
than. Khắp nơi các hàng người cứ nối ngày một dài. Chúng tôi đã
phải đợi cả nửa ngày để mua một món đồ nhỏ nhặt nhất. Một số
người bắt đầu xếp hàng chờ từ ba giờ chiều và cuối cùng lên tới
đầu hàng vào lúc bảy giờ tối; những người khác đứng chờ trước các
cửa hiệu trước cả bình minh, từ lúc ba giờ sáng chẳng hạn, hy vọng
mua được thứ gì đó vào lúc chín giờ sáng. Tình cảnh khổ sở này kéo
dài bốn tháng trời và người dân bỏ mạng chỉ vì xếp hàng.
Khi không còn bánh mì nữa, thì những người giàu có ăn bánh ngọt
hoặc bánh nướng. Và đây là cái cuộc cách mạng mà chúng tôi đã được