nghe nói đến đấy! Tôi đã ăn bánh ngọt đến phát ốm.
Các máy bay của Liên Xô chở hàng tiếp tế cho thủ đô chỉ có thể
hạ cánh vào ban đêm. Báo chí nói về việc Kabul bị bao vây. Giữa hỏa
lực rocket, giữa những hàng người dài vô tận, giữa giá gạo, giá đường
và bột mì, thần kinh của người dân trở nên bức bối. Họ nổi giận với
ngay cả những chuyện không đâu và đánh đấm lẫn nhau. Nhiều
người chỉ nghĩ đến chuyện rời bỏ Kabul.
Một số người đã gả con gái cho những chàng trai sống ở phương
Tây, để bằng cách ấy chuẩn bị cho cuộc lưu vong về sau của cả gia
đình. Những người khác lại cố bán hết tài sản của họ để có tiền
vượt biên ra nước ngoài. Kabul đã mất hết những niềm vui hời hợt
từng có dưới chế độ Xô viết.
Sau đó, mùa xuân năm 1989, đài phát thanh thông báo rằng
hàng hóa giờ đã chất đầy các cửa hàng và tình trạng khan hiếm
của chúng tôi đã chấm dứt. Thật lạ là dân thành phố chúng tôi hồi
đó rất ít biết đến những gì đang diễn ra ở nông thôn. Thời gian đó
đài truyền hình phát nhiều chương trình giải trí như thể để chúng
tôi sao lãng trước thế sự và thôi miên chúng tôi. Nào hòa nhạc, cuộc
thi Hoa hậu Afghanistan, Hoa hậu Kabul, những bộ phim Ấn Độ...
Nhà hát mở cửa, các đài phát thanh phát đầy các chương trình ca
nhạc. Thỉnh thoảng chúng tôi nhận thấy trên các đường phố có
nhiều người hơn, nhưng không hay biết gì về tất cả những gia
đình đã phải bỏ nhà bỏ cửa lẫn quê hương bản quán, bởi chiến tranh
liên miên giữa lực lượng Kháng chiến và quân đội của chính quyền.
Dân số Kabul tăng vọt lên trước những con mắt mù lòa của chúng
tôi. Chúng tôi không muốn đối diện với thực tế. Tất nhiên lực
lượng Mujahidin vẫn hoạt động. Hiển nhiên phong trào Kháng chiến
vẫn còn, thế nhưng không hiểu vì sao tất cả chúng tôi đều hy vọng
rằng tình hình này sẽ tự mình chấn chỉnh một cách thần kỳ, rằng