trong lực lượng cảnh sát đã nhận xét với mẹ, “Alia à, bạn đã chọn được
một người đàn ông tử tế đấy. Bằng chứng là anh ấy không ngần
ngại đưa bạn đến nhà hàng!” Kể đến đây, dì tôi giải thích là người ta
vốn cho rằng đàn ông chỉ đem những người đàn bà phóng túng
đến các nhà hàng mà thôi.
Cha mẹ tôi cưới nhau năm 1964, và tất cả chúng tôi đều tự hào
vì đã được sinh ra từ một cuộc hôn nhân như của họ. Đó là lịch sử của
gia đình tôi, cái lịch sử phản ánh lịch sử của Afghanistan, cái lịch sử
mà cả các cuộc chiến tranh liên miên lẫn giao tranh giữa các dân tộc,
đều không tài nào chia rẽ được. Cha tôi là người dân tộc Pashtun, mẹ
là người Tajik. Tự thân sự kết hợp của họ đã là một biểu tượng.
Một sáng nọ giữa mùa hè năm 1999, một phụ huynh học sinh đề
nghị tôi, chuyển lời qua con trai ông ấy, giảng một buổi về cuộc
chiến chống quân Anh xâm lược. Các phụ huynh thường đề xuất
những chủ đề mà họ muốn tôi giảng dạy. Xét theo tuổi của con trai
họ, tôi trình bày một cách đơn giản như sau.
“Quân Anh đã cố xâm lược đất nước chúng ta, nhưng người
Afghanistan không thích giặc ngoại xâm, nên bất chấp người Anh
có những vũ khí tinh vi còn người Afghanistan chỉ có gậy gộc, dân ta
vẫn kháng chiến dũng cảm. Quân Anh vốn không biết gì về cách
sống của chúng ta. Chị sẽ cho các em một ví dụ nhé. Chúng thấy là
người Afghanistan thường nhai những viên hình tròn khô, trông như
đất, nhưng lại bỏ trong túi mình. Điều này khiến người Anh ngạc
nhiên. Chúng băn khoăn không hiểu ăn thế thì được gì.”
“Nó là gì vậy, chị Latifa?”
“Ở miền quê, người ta hái những quả mâm xôi, phơi khô chúng,
rồi giã chúng ra thành bột và chế chúng thành một loại kẹo dẻo