cấp không: có váy màu xanh cho các học sinh nữ và áo sơ mi màu
xám cho tất cả các học sinh. Chế độ này được áp dụng chỉ vẻn vẹn
sáu tháng. Chúng tôi gọi nó là Emdad, hoặc “trợ cấp disco”, bởi đối
với chúng tôi, thời trang disco của những năm 1980 đồng nghĩa với
sự xa xỉ vốn bắt nguồn từ dân Xô viết.
Năm 1989, khi quân đội Xô viết rút khỏi Afghanistan, dân Xô
viết đã bỏ lại một số các “cố vấn” trong từng lĩnh vực. Chúng tôi
gọi giễu những cố vấn ấy là “những người bị lỡ tàu”. Ở trường cấp
ba của chúng tôi, trong suốt thời kỳ Liên Xô chiếm đóng, có nhiều
giáo viên Xô viết, nhưng vào năm 1989, chỉ còn lại hai người bị “lỡ
tàu”. Một người dạy lớp tôi. Bạn tôi, Farhad, người lúc nào cũng chả
sợ ai cả, thường trêu tức giáo viên này bằng cách bắn đạn giấy vào
đầu thầy giáo.
“Họ đi hết rồi thầy còn ở đây làm gì?” cậu ta hỏi.
Vì bố Farhad là một đảng viên cấp cao của đảng cầm quyền
mới, không ai dám khiển trách cậu ta. Tôi nghĩ rằng cậu ta được
nuông chiều quá đáng. Một thời gian sau hai giáo viên còn lại này
cũng rời khỏi trường, mặc dù tôi không nghĩ điều này liên quan đến
những quả bóng giấy của Fahad. Lòng căm ghét dân Xô viết của cậu
ta cũng dễ hiểu thôi.
Ở
khu chúng tôi có nhiều trẻ em đã bị mất cha trong những năm
tháng đó. Cha các bạn này hoặc chết, hoặc bị đi tù, hoặc mất tích.
Đó là Fereshta, Yama, Aymal và Babrak, những bạn cùng chơi với tôi,
và nhất là Anita, người bạn đã khiến tôi rất buồn... Anita và tôi
học chung một lớp trong chín năm liền. Tôi rất thích bạn ấy. Anita
là một cô bé người mảnh mai với nước da tai tái và mái tóc màu hạt
dẻ, lúc nào cũng duyên dáng và dịu dàng. Khi tôi biết bạn tôi mồ
côi cha, chúng tôi còn thân nhau hơn. Cha bạn ấy bị người Liên Xô
bắt. Từ đó không có tin gì của chú ấy cả. Mẹ Anita đã không thể