KHUÔN MẶT BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 135

Cũng như tôi, các bạn cùng trường của tôi thở phào nhẹ nhõm.

Hekmatyar đã khiến chúng tôi lo sợ cho những quyền lợi cơ bản
nhất của mình. Chúng tôi muốn được tự do học tập và sau đó là tự
do làm việc. Thế nên chúng tôi muốn đám cuồng tín này bị đánh
đuổi càng xa càng tốt về phía Bắc hoặc sang Pakistan.

Một tuần sau trên tivi chiếu một bộ phim tài liệu về các tội ác

mà chính quyền cũ gây ra. Có những hình ảnh về các nhóm tù nhân
bị hành hình hàng loạt ở nhà tù Pol-e-Tcharkhi, hàng trăm đôi giày
nằm rải rác, hàng trăm nấm mồ tập thể. Dưới chế độ này, hàng
nghìn người bị buộc tội chống chính quyền đã bị bắt bớ, bị hành
hình và bị ném xuống những nấm mộ chung. Nhan nhản những tin
đồn về các chính trị phạm bị đày đến Siberia.

Vài tháng sau chuyện đó, Anita bạn tôi, vui sướng và tràn trề hy

vọng, đã đến chào tạm biệt tôi. Bạn tôi và mẹ sẽ đi Liên Xô để tìm
cha mình. Họ đã bán nhà bán cửa của mình để trang trải chi phí cho
chuyến đi này. Tôi buồn, buồn kinh khủng khi chứng kiến họ ra
đi chỉ để tìm một bóng ma. Thật lâu sau, Anita trở về, không bao giờ
xác định nổi cha mình ở đâu.

Bầu không khí ở Kabul thật lạ lùng. Một mặt chúng tôi vẫn tự do

thả bộ, học hành, làm việc; mặt khác chúng tôi lại đang sống giữa
cảnh nội chiến hàng ngày do Hekmatyar và các môn đệ gây ra.

Năm 1993, các trận chiến diễn tiến đến hồi ác liệt và vô cùng

dữ dội. Vào mùa đông, vốn không phải mùa đi học của người
Afghanistan bởi trời quá lạnh, nhiều trường học ở Kabul đã biến
thành các trại tị nạn dành cho những gia đình phải sơ tán. Phía Nam,
phía Tây và trung tâm thủ đô nằm trong tầm lửa đạn dữ dội. Người
dân sơ tán đến các quận phía Bắc, những người khác bỏ đến
Jalalabad hoặc Pakistan. Chúng tôi phải chịu cảnh xung đột sắc tộc
thực sự. Người Pashtun giết người Hazar, người Hazar giết người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.