KHUÔN MẶT BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 187

“Tất nhiên là con được tiếp đón tử tế ở Pháp,” giờ cha thừa

nhận, “nhưng việc này dẫn đến kết quả tốt đẹp nào đây?”

Tôi mất tự chủ. Từ giờ trở đi, cuộc sống sẽ là vất vưởng khắp

nơi để xin làm mới visa, để tìm chỗ ở cùng với những người tị nạn
khác. Những câu hỏi không có lời đáp quay vòng trong đầu chúng
tôi. Tôi ở đây, đang sống? Nhưng tôi sẽ trở thành ai đây? Tôi đang ở
một đất nước nơi tôi không biết nói ngôn ngữ của họ. Mẹ đã lạc lối
hoàn toàn, lặng câm trong cái thế giới của những nỗi đau và bất
hạnh. Cha mất hết tất cả. Hai người con của cha đang ở Pakistan;
một người nữa ở Nga; một người ở Mỹ. Cả gia đình bị tan đàn xẻ nghé,
bị phân ly. Tôi là người con duy nhất ở bên họ, cô con gái út của họ.
Tôi có thể tiếp tục việc học của mình như thế nào đây? Chúng tôi sẽ
sống ở đâu? Sẽ bắt đầu ra sao? Và bắt đầu cái gì?

Nhưng tương lai sẽ chứng minh rằng chúng tôi không đơn độc.

Chúng tôi có được sự bảo trợ của cộng đồng người Afghanistan, đại
sứ quán của chúng tôi, và cố nhiên, cả những người bạn nhà báo đã
lo giúp chúng tôi khâu giấy tờ và nơi ăn chốn ở.

Tôi được tạo cơ hội viết một cuốn sách - hy vọng được giải thích

vì sao và làm thế nào tôi đã đến nơi mình đang ở hôm nay.

Tôi. Một cô gái trẻ đến từ Kabul, được học hành dưới thời Liên Xô

đóng quân, rồi đến thời các chính quyền Cộng sản kế tiếp nhau
cầm quyền qua bốn năm nội chiến, trước khi bị một chính
quyền tàn ác cầm tù, và thấy cuộc sống của mình bị tịch thu năm
16 tuổi.

Những người Afganistan khác vẫn đang sống trong cảnh chiến

tranh ở đất nước tôi. Dân tị nạn ở vùng biên giới của các nước giáp
Afghanistan còn đau khổ hơn tôi nhiều. Tôi biết rõ điều đó. Tôi
còn làm được gì nữa ngoài kể ra đây câu chuyện cuộc đời tôi với tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.