cho những tên Taliban. Thế nên cả ba chúng tôi phải đấu tranh để
lên tiếng rằng chúng tôi không chịu đánh mất nhân phẩm của
mình theo cách này, chúng tôi muốn mang về từ nước Pháp sự tự
do tôi chưa từng thấy trong hai mươi năm tôi đã sống. Chúng tôi là
một dân tộc đáng tự hào. Đất nước chúng tôi vốn giàu truyền
thống lịch sử. Tôi muốn giúp mang lại sự tự do mà nó đáng được
hưởng.
Bà Chékéba và nhóm nhỏ mặc burqa chúng tôi đến gặp những
yếu nhân như bà Nicole Fontaine, Raymond Forni tại Quốc hội, và
Christian Poncelet ở Thượng nghị viện, gặp ngài Josselin, thứ trưởng
phụ trách hợp tác.
Cha mẹ tôi, Diba và tôi đến Paris ngày mồng Hai tháng Năm
năm 2001. Chúng tôi định rời khỏi đó 10 ngày sau, nhưng những
chuyến thăm “sứ giả” của chúng tôi đã kéo dài hơn dự định, và
chúng tôi phải xin gia hạn visa của mình.
Nhưng đến cuối tháng Năm thì tôi dường như phát điên. Nếu
tôi không gặp được các nhà báo của tạp chí Elle, nếu tôi không nhìn
thấy họ khóc, thấy họ biểu tình dọc theo các đường phố, thấy họ
ủ
ng hộ chúng tôi, yêu mến chúng tôi, thì tôi sẽ hầu như lấy làm
tiếc cho cái sứ mệnh đại sứ mà chúng tôi đảm nhận này. Tôi có cảm
giác sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Cha tôi, lúc nào cũng lạc quan, không
ngừng nhắc đến chuyện chúng tôi đã gặp may biết bao, khi được
đến thăm nước Pháp, được gặp tất cả những con người này. Thêm
vào đó, cha nói, ngôn từ sẽ không bao giờ biến mất trong sa mạc.
Một ngày nào đó chúng sẽ bén rễ và nở hoa.
“Chuyến đi đến Pháp của con không phải vô ích đâu,” cha nói
với tôi. “Hãy tin cha. Phụ nữ luôn lắng nghe nhau. Lời chứng của con
sẽ khiến những người ở đây hiểu được những gì bọn Taliban áp đặt
lên chúng ta. Coi phụ nữ không là gì cả. Nếu một tên Taliban nói với