Nếu xét bốn kiểu cơ bản đã kể ra ở trên dưới ánh sáng của hỉnh thái tâm
lý học thì sẽ có kết quả như sau. Hai kiểu đầu là kiểu của những người
hướng nội, tập trung vào thế giới bên trong của họ, còn hai kiểu sau là kiểu
của những người hướng ngoại, tập trung vào những gì diễn ra xung quanh
họ. Các kiểu đánh số lẻ thì thù địch hay dù sao cũng chống lại thế giới bên
ngoài. Các kiểu mang số chẵn thì trái lại, có khuynh hướng thỏa hiệp hay
thậm chí hòa hợp với thế giới bên ngoài. Bằng cách kết hợp hai kiểu phân
loại đó, có thể ấn định những đặc điểm của mỗi kiểu mặt.
Nếu cùng với phương pháp phân loại còn thêm vào đó cái ý tưởng vẫn
của Blăng về hệ số điệu mặt thì vấn đề càng có tính cân đối hơn. Hệ số điệu
mặt là sự đánh giá định lượng tác động vẻ mặt của mỗi một điểm trong số
mười chín điểm sắp xếp theo độ linh hoạt và chọn trong số hơn ba mươi cơ
điệu mặt. Cả phương phàp tính cũng rất lý thú. Sau khi chụp liên tiếp chừng
mười hai ngàn trường hợp biểu hiện vui và buồn, rồi bằng phương pháp
chiếu mà phân chúng trên mặt bằng, như lập bản đồ tôpô, Blăng xác định
độ linh hoạt trung bình của mỗi điểm. Những kết luận mà ông rút ra đại thể
như sau. Mật độ hệ số điệu mặt đặc biệt cao trong khu tam giác giới hạn bởi
đầu mũi và các khóe miệng. Rồi nó giảm dần theo trình tự sau: khu vực
giữa miệng và gò má, các khu vực dưới mắt và cuối cùng là sống mũi. Trán
có hệ số thấp nhất. Như vậy hoạt động điệu mặt tập trung ở phần dưới của
mặt, trước hết là xung quanh môi.
Tất cả những cái đó là sự phân phối hệ số theo vị trí. Nhưng tính chất
của mô dưới da cũng có ảnh hưởng đến hệ số, sửa đổi nó. Mật độ hệ số
giảm tỷ lệ với độ dày của mô. Đồng thời rõ ràng không thể đồng nhất độ
lớn không đáng kể của hệ số với sự thiếu điệu mặt. Ngay cả khi mật độ hệ
số cao cũng có thể có vô số trường hợp thiếu điệu mặt, mà khi hệ số không
đáng kể vẫn có những trường hợp điệu mặt phong phú. Như vậy, sự thiếu
điệu mặt có thể xảy ra cả khi mật độ hệ số cao cũng như khi mật độ thấp.