âm lanh canh trong trẻo của binh khí va chạm, vậy ta tặng ngươi nhạc khí
này, hãy cố gắng luyện tập, đừng phụ lòng ta!”
Trương Tẫn Nhai hai mắt mở to kinh ngạc, nhìn trân trân vào thanh nhạc
khí bằng gỗ trên tay công tử. Mặt đàn hình giống như nửa quả lê cắt ra,
căng bốn dây.
Tiếu Khuynh Vũ nghiêm nghị nói: “Nhạc khí này có tên là ‘Tỳ bà’, âm
sắc của nó chẳng những trong trẻo mượt mà, lại còn có thể phát ra thanh
âm mạnh mẽ mãnh liệt như binh khí tương tranh. Ngươi may mắn có thiên
phú bẩm sinh, thực sự nếu chuyên tâm luyện tập, chỉ trong thời gian ngắn
đã có thể dương danh thiên hạ.”
Trương Tẫn Nhai nhìn thấy trong đôi mắt trong suốt trữ định của công tử
ánh lên sự kỳ vọng đặc biệt, trong lòng không khỏi dấy lên một cảm giác
vừa tự hào, vì được công tử thừa nhận, vừa trĩu nặng gánh lo, sợ bản thân
không thể đáp ứng. Cậu nhỏ cung kính nâng cả hai tay tiếp nhận thanh tỳ
bà, ôm vào lòng, rồi ngay lập tức khuỵu gối xuống, hành đại lễ ba quỳ chín
lạy với Tiếu Khuynh Vũ: “Ân sư tại thượng, xin hãy nhận đại lễ của đồ
nhi!”
Ngày hôm đó, Trương Tẫn Nhai chính thức trở thành đệ tử chân truyền
của Vô Song công tử.
Vào lúc ấy, Phương Quân Càn cũng an vị bên cạnh Tiếu Khuynh Vũ, bởi
vậy hắn được chứng kiến từ đầu đến cuối cái cảnh trang nghiêm mà ấm áp
đó.
Từ rày về sau, bất luận là ngày đông buốt giá hay đêm hè nóng nực, bất
kể gió táp mưa sa, bất kể ba đào biến động, Trương Tẫn Nhai đều ngày
đêm khổ luyện cầm nghệ, cần cù chăm chỉ không một chút lơ là.
Ngày sau, khi Vô Song công tử từ trần, Trương Tẫn Nhai đau xót ôm tỳ
bà vân du thiên hạ, cầm nghệ trác tuyệt khuynh đảo thế nhân, cuối cùng trở