Biết bao nhộn nhịp mà vui.
Cái vui nhất là tôi đã thấy người Khơ-me ở một thành phố Khơ-
me. Những người công dân của Pa-ri, Luân Đôn, Nữu Ước, Thủ đô
của những quốc gia lâu đời và cũng là sào huyệt những thủ chỏm
của đế quốc thực dân, cũ cũng như mới, chắc sẽ cho là câu nói ấy
ngớ ngẩn. Nhưng người Phnôm Pênh và người Hà Nội thì tôi tin
rằng họ trân trọng câu nhận xét của tôi. Còn người Lào ở Viêng
Chăn thì ngẫm nghĩ và đứng dậy. Trước sau thì người Viêng Chăn
thế nào cũng nhận ra nỗi đau khổ vô lý người nước ngoài ở đâu đâu
đã đem đến phá rối đời họ, những cảnh nhố nhăng mà tôi đã thoáng
thấy, như cái sân bay Vát-tay chẳng hạn.
Những cái vụn vặt tưởng như bình thường chẳng có gì đáng để
ý, mà sao cứ nhớ. Có gì đâu, tuy nó vụn vặt và tầm thường, nhưng
thật thiết tha phong vị quê hương và con người Cam-pu-chia. Tất cả
những hoạt động của đời sống Khơ-me hôm nay, trên đường cố
gắng đấu tranh giành độc lập và tự chủ kinh tế ở chính những hình
ảnh dành dụm này là để cho một ngày gần đây có được Học viện kỹ
thuật Phnôm Pênh mở cửa nhận hàng nghìn học sinh mỗi khóa, và
những thành tích của nhà máy dệt, của nhà máy xi măng ở Cha-crây
Ting, của nhà máy lọc đường thốt nốt ở Kông-pông Spơ, của đập
nước Kam-chảy, mà khi làm xong sẽ hoàn thành luôn cả nhà máy
thủy điện đầu tiên cung cấp điện đủ dùng cho nửa Cam-pu-chia.
Như vậy thì, những sự thực, những ước mong ấy lại không thể nào
là vụn vặt, là bình thường!
Cảm tưởng Cam-pu-chia của tôi? Ấy là cái gì Cam-pu-chia nhất,
nghĩa là cái gì đáng nhớ nhất, quý nhất, hy vọng nhất mà tôi chúc và
kỳ vọng nhân dân Cam-pu-chia sẽ tới được. Tôi tưởng những điều
ấy khi tôi đương nói.
Tôi nhớ một đêm kia, ở Kép Nhỏ cách Phnôm Pênh mười sáu
cây số, ở giữa dòng Mê Kông. Nửa đêm đi ca-nô nhìn lên xa xa thấy