TRỞ LẠI PHNÔM PÊNH
ừ năm1943, hơn ba mươi năm đã qua, tác giả có nhiều dịp đến
Phnôm Pênh. Năm 1979, trở lại Phnôm Pênh chỉ thấy rỗng
không. Phnôm Pênh bị hủy diệt khủng khiếp. Cực kỳ bàng
hoàng, tự thấy không còn chữ nghĩa nào ghi lại nổi. Phải viết thành
cái ký sự liêu trai “nghe ma nói mấy lời” này.
* *
Tôi đi không nhớ mấy ngày rồi. Trông ra thấy đến đường Kông-
pông Năng vào thành phố. Đi mãi cũng phải về được. Những người
trở về. Nhưng chẳng bao giờ còn về. Ngẫm từ mình. Bây giờ chỉ còn
một mình mình lầm lũi trờ về mà thôi. Tha Ra, Tha Ra đâu?
Tôi còn nhớ, tôi vẫn nhớ đường này. Bến đò đằng sau dinh tháp
cố đô Uđom nhô lên trên làn cây thốt nốt xanh rợ xa xa kia. Ngay
bên tay phải, một làng người Chăm tựa lưng vào Mê Kông ở thành
dãy dài, trắng xóa một đỉnh tròn nhà thờ đạo Hồi. Xóm nhà người
Chăm bao đời thế này.
Năm trước, ông già cởi trần lực lưỡng đen thui đứng chèo
thuyền độc mộc sang sông. Thuyền đánh cá, thuyền lấy củi. Xóm
người Chăm sống bằng sông và bờ rừng. Ông già bước lên thang
giữa căn nhà sàn mảnh khảnh, lát gỗ lim chắc chắn, đen bóng. Trước
nhà một luống cúc vạn thọ hoa vàng sẫm, dãy phố nhà sàn đều tăm
tắp, mảnh lụa đào che cửa và những cây vạn thọ như nhau.
Bây giờ tôi vẫn nhận ra dãy phố vuông vắn y nguyên, sau lưng
dòng sông lấp lánh. Nhận ra, mà ngờ ngợ. Bởi thiếu màu đào, không
có cúc vạn thọ, nhà lẫn lộn với mặt đất, trông kỹ mới phân biệt được
chấn song phơi quần áo và bóng người ủ rũ. Tất cả mờ nhạt. Dãy