phố người Chăm không phải dãy phố người Chăm, vẫn như xưa mà
không phải như xưa. Như cái bóng của dãy phố như có như không.
Tôi là Nu Xuông. Nhà tôi ở bên kia cầu Mô-ni-vông. Ở đấy, ai
cũng biết tôi. Nhưng không mấy người đến thành phố tôi lại đế ý
quãng sông chỗ ấy có một dãy nhà sàn chen chúc mặt nước như
những dãy nhà sàn của người Việt bên kia cầu Chang Va. Tôi làm
nghề đạp xích lô. Sinh thời, bố tôi chài lưới. Bố tôi sống nhờ sông
nước. Đến đời tôi, tôi sống vì đường phố của thành phố tôi.
Hôm ấy, cách đây bốn năm rồi, bốn năm xa lăng lắc, thăm thẳm.
Tôi và vợ tôi tíu tít đi qua cầu. Tha Ra hớn hở cõng thẳng Nu Xom
trên lưng.
Mẹ tôi nói:
- Tha Ra để con nhỏ ở nhà, mẹ trông cho.
Tha Ra cười:
- Mẹ ạ, trẻ con cũng phải được đi hoan hô Phnôm Pênh giải
phóng.
Buổi trưa, chúng tôi trở về kể chuyện mẹ tôi nghe: người Phnôm
Pênh ra đường như nước Mê Kông tràn bờ, chúng tôi nhảy lên hoan
hô thế nào.
Thình lình, một người lạ cầm súng vào nhà tôi, mắt vằn đỏ, nói:
Máy bay Mỹ sắp đến ném bom Phnôm Pênh. Yêu cầu mọi người
ra khỏi thành phố ngay.
Có thể như thế. Đế quốc bao giờ cũng ghét cách mạng. Mẹ tôi bế
cháu ngồi lên xích lô, đợi tôi đưa cùng đi.
Người kia hầm hầm nói: